Nhật Nam, 6t, tăng động giảm chú ý nhiều

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Nhật Nam, 6t, tăng động giảm chú ý nhiều

Gửi bàigửi bởi XuKem » T.Tư Tháng 10 28, 2009 5:58 am

Thưa chị Tường Anh.

Nhật Nam nhà em đã đi học lớp 1 được gần 2 tháng. Ở lớp cháu ngoan, tuân thủ các luật lệ, nhưng cô giáo kêu nhiều về tình trạng kém tập trung. Cô giảng bé toàn nhìn ra ngoài, nhìn các bạn và có khi cười thích thú khi cô mắng các bạn hay có bạn nào có vấn đề gì. Nhưng cô gọi lên phát biểu thì cháu vẫn biết, trả lời được. Không biết có phải những điều đó cháu biết rồi hay là vì cháu phải quay nghiêng quay ngửa thì mới hiểu cô đang nói gì trên bảng?

Những yêu cầu về kiến thức theo chương trình giáo dục ở lớp cháu đáp ứng được khoảng 50% (nếu không có hướng dẫn thêm ở nhà). Nhưng cháu có nhiều hành vì xấu đi khi vào lớp một.

Ví dụ, cháu trở thành một người vô duyên khi luôn cười trước các vấn đề rắc rối của các bạn mà lẽ ra phải biết im lặng.

Có hôm có bạn bị cô phạt, cháu cười nắc nẻ từ lúc đó, về nhà vẫn cười một mình và nhắc lại lời cô mắng bạn một cách thích thú: "Huy, đứng úp mặt vào tường!" hay những câu đại loại như vậy. Những lúc đó em mắng cháu, bắt cháu im lặng mà cháu ko kiềm chế được. Cháu dường như thích thú hơn hẳn khi thấy người khác cáu giận, đau khổ, kêu la. Và thường xuyên nhắc lại lời người ta nói khi gặp tình huống đó. Ví dụ như: Nhím, đi ngủ ngay; Nhắm mắt vào chưa hả?...

Mong chị bớt chút thời gian giải thích giùm em, em cảm ơn chị!

Hồng Phúc
XuKem
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: CN Tháng 8 16, 2009 5:01 am
Đến từ: Hà Ná»™i

Re: Nhật Nam, 6t, tăng động giảm chú ý nhiều

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 10 28, 2009 10:45 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Thưa chị Tường Anh.

Nhật Nam nhà em đã đi học lớp 1 được gần 2 tháng. Ở lớp cháu ngoan, tuân thủ các luật lệ, nhưng cô giáo kêu nhiều về tình trạng kém tập trung. Cô giảng bé toàn nhìn ra ngoài, nhìn các bạn và có khi cười thích thú khi cô mắng các bạn hay có bạn nào có vấn đề gì. Nhưng cô gọi lên phát biểu thì cháu vẫn biết, trả lời được. Không biết có phải những điều đó cháu biết rồi hay là vì cháu phải quay nghiêng quay ngửa thì mới hiểu cô đang nói gì trên bảng?


Có những cá nhân không hề giao tiếp mắt nhưng vẫn nghe được bài giảng, lời nói trực tiếp với mình.

Những yêu cầu về kiến thức theo chương trình giáo dục ở lớp cháu đáp ứng được khoảng 50% (nếu không có hướng dẫn thêm ở nhà). Nhưng cháu có nhiều hành vì xấu đi khi vào lớp một.


Hành vi trong trường hợp này tôi đoán có thể vì những lý do sau đây:
1. thiếu tập trung
2. rối loạn kiềm chế hành vi (cười không phải lúc)
3. học lực vượt bạn nhiều, gây nhàm chán

Bạn đo lại xem học lực của bé thế nào.

Cũng có những em Asperger nơi tôi làm việc đã ứng xử như con của bạn. Tuy nhiên, để kết luận Asperger thì sớm quá, và hoàn toàn thiếu thông tin.

Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Nhật Nam, 6t, tăng động giảm chú ý nhiều

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 10 28, 2009 12:46 pm

Ví dụ, cháu trở thành một người vô duyên khi luôn cười trước các vấn đề rắc rối của các bạn mà lẽ ra phải biết im lặng.


Trích từ viewtopic.php?f=8&t=313

Một nhóm các bé BT ngồi với nhau. Cô giáo đi qua làm rớt chìa khoá xuống đất. Khi cô cúi xuống lượm thì bị lòi mông quần ra. Một tình huống "vui mà cũng không vui".

- Các bé BT sẽ nhìn nhau, dò tìm phản ứng của các bạn. Khi một bạn nào phá ra cười, cả đám sẽ cười theo.

- Bé TK hoặc sẽ phá ra cười, hoặc phản ứng khác đi mà không cần phải dò xét xem bạn mình sẽ làm gì. Đó không phải là vì bé "mặc kệ nó", mà vì bé không có khả năng "đóng vai", theory of mind. Vì vậy các chuyên gia thường khuyên các bạn cho các bé TK chơi trò chơi đóng vai cô giáo, giả bộ làm bác tài xế lái xe..., chính là để tập khả năng "đóng vai" cho bé.


Bé của Phúc đã học lớp 1, Phúc đã thử test Gấu mẹ/Gấu con cho bé chưa?

Mình nghĩ có 2 vấn đề ở đây:

    - Việc bé thấy buồn cười là việc bình thường. Người lớn chúng ta thấy ai vồ ếch, ta cũng thấy buồn cười. Lớn lên, ta học được sự đồng cảm, biết rằng không nên cười, rằng cười làm người bị ngã "đau thêm", v...v... Đừng tìm cách "diệt dục", làm sao cho bé thấy hết buồn cười.
    - Việc phát triển khả năng "đóng vai" là việc nên làm. Tìm cách nào để bé hiểu và biết cách kiềm chế mình, hoặc xả cái cười ở chỗ khác.

Mình nghĩ đây là vấn đề chung của trẻ, của việc dạy kỹ năng giao tế. Con trai mình đây này: em nó ngã cái oạch, nó bỏ chạy ra ngoài. Mình hỏi: "Bố tưởng con chạy ra đỡ em. Con chạy đi đâu vậy?" Bé nói: "Con ra lấy cái camera. Con thấy buồn cười quá, con quay bỏ lên youtube". Bé trai nhà mình kém giao tế. Mình cũng đang kè cu câu cái vụ này đây. Mình đề nghị Phúc làm những bước sau:

    1) Test Gấu mẹ/Gấu con cho bé, kiểm tra khả năng "đóng vai".
    2) Chơi trò chơi đẩy bóng qua lại (hay 1 trò tương tự). Thỉnh thoảng Phúc ngừng không đẩy bóng qua, đợi bé khó chịu, Phúc nói: "Mẹ xin lỗi, tới lượt mẹ". Dạy bé nhận ra sự tương tác 2 bên.
    3) Mua đồ chơi mới về (để bé thèm chơi), dạy bé kỹ năng phải "take turn", chia đồ chơi với em hay với bạn.
    4) "Chấp nhận thương đau", tạo tình huống tranh giành để bé biết rằng không "take turn" thì chẳng ai được gì, ví dụ: mua đồ chơi về, bé và bạn bé đòi, không ai nhường ai, mẹ bèn cất đi không cho ai cả cho đến khi nào 2 bé chịu "take turn". Dạy bé lựa chọn (ai chơi trước thì chơi ít hơn, ai chơi sau chơi nhiều hơn).

Bé của Phúc lớp 1, sẽ phải mất 1 thời gian cho bé lên được bước 4. Phúc nên tranh thủ dùng tình huống thật dạy cho bé, ví dụ như:

2 anh em dành nhau cái nhà đồ chơi, ai cũng nói là của mình.

    Em gái (7 T): "Bố ơi, cái nhà này (nhà đồ chơi) của ai?".
    Bố quay ra hỏi anh (10 T): Cái nhà này (chỉ vào nhà thật) của ai?
    Anh trai: Của bố?
    Bố: Chưa đúng
    Anh trai: Của mẹ?
    Bố: Nhà này của mọi người trong gia đình mình.
    Bố quay qua con gái: Vậy con nghĩ cái nhà (đồ chơi) này của ai?

Mình thích kiểu dạy của anh My Lăng, tranh thủ bám vào tình huống thật để dạy các cháu. Và mình thường áp dụng phương pháp Socratic (Socratic method). Phương pháp này chủ trương không trả lời thẳng câu hỏi, mà dùng các câu hỏi ngược lại, giúp trẻ tự tìm câu trả lời. Tuy mất thì giờ nhưng hiệu quả, giúp các bé phát triển khả năng suy luận.

Nguồn:
Socratic method: http://en.wikipedia.org/wiki/Socratic_method
Test Gấu mẹ/Gấu con: http://www.concuame.com/index.php?optio ... Itemid=150

Phi
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Nhật Nam, 6t, tăng động giảm chú ý nhiều

Gửi bàigửi bởi XuKem » CN Tháng 11 15, 2009 8:40 am

Cảm ơn anh Phi, chị Tường Anh.

Thời gian qua em cũng vật lộn với cháu từ khi vô lớp Một. Có rất nhiều thứ cháu phải làm quen và thay đổi, song cũng may mà cháu đáp ứng được yêu cầu của Trường, ở mức chấp nhận được. Tất nhiên là thuộc nhóm thành phần chậm tiến.

@ anh Phi:
Em đã áp dụng các bài của anh, nhất là bài 'chấp nhận thương đau" thì thấy ban đầu cháu bùng nổ nhiều, sau đó dịu dần. Mỗi ngày cháu nhẫn nại hơn một chút chút, song cũng có những phản ứng tích cực vì cháu vẫn hiểu những giải thích của bố mẹ rằng làm như vậy là hư. Nói chung cháu hiểu và tuân thủ các luật lệ bố mẹ đặt ra, kể cả việc luân phiên khi bấm nút thang máy, luân phiên dùng nhà vệ sinh... song vẫn bực bội và luôn tìm cơ hội "vùng lên". Dù sao em vẫn thấy các phương cách đó đang hiệu lực với cháu.
@Chị Tường Anh: Học lực của cháu chắc chỉ trung bình. Toán thường 6-7 điểm, tập viết 4, 5, 6. Đọc thì 7,8. Thuộc nhóm trung bình chưa chưa dốt nhất lớp (50 bạn).


Một vấn đề khác cháu đang gặp phải, là hay đánh chị giúp việc. Chỉ đánh duy nhất chị đó, không đánh chị giúp việc khác (thậm chí rất quí chị khác). Em ko nghĩ rằng chị đó bắt nạt cháu nhưng chị đó hay mách lỗi của cháu với bố mẹ khi bố mẹ đi làm về (trước mặt cháu). Có thể vì chị làm thế mà cháu không yêu chị chăng? Em đã nhắc nhở và từ lâu chị đó không mách lỗi cháu nữa, cũng không đánh lại cháu khi cháu đánh chị (thời gian đầu hay đánh lại bé), song việc cháu đánh chị vẫn xảy ra.
XuKem
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: CN Tháng 8 16, 2009 5:01 am
Đến từ: Hà Ná»™i

Re: Nhật Nam, 6t, tăng động giảm chú ý nhiều

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » CN Tháng 11 15, 2009 11:20 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó


Thời gian qua em cũng vật lộn với cháu từ khi vô lớp Một. Có rất nhiều thứ cháu phải làm quen và thay đổi, song cũng may mà cháu đáp ứng được yêu cầu của Trường, ở mức chấp nhận được. Tất nhiên là thuộc nhóm thành phần chậm tiến.


Đáp ứng với trường lớp tương đối dễ hơn tại nhà, vì còn có sự nể sợ thầy cô. Hy vọng NN sẽ tiếp tục tiến bộ. Chậm mà chắc.

@ anh Phi:
Em đã áp dụng các bài của anh, nhất là bài 'chấp nhận thương đau" thì thấy ban đầu cháu bùng nổ nhiều, sau đó dịu dần. Mỗi ngày cháu nhẫn nại hơn một chút chút, song cũng có những phản ứng tích cực vì cháu vẫn hiểu những giải thích của bố mẹ rằng làm như vậy là hư. Nói chung cháu hiểu và tuân thủ các luật lệ bố mẹ đặt ra, kể cả việc luân phiên khi bấm nút thang máy, luân phiên dùng nhà vệ sinh... song vẫn bực bội và luôn tìm cơ hội "vùng lên". Dù sao em vẫn thấy các phương cách đó đang hiệu lực với cháu.


Nếu bạn báo trước với con theo kiểu "con sẽ phải chờ nhà vệ sinh lần này nhé", có lẽ bé bớt bực hơn tí nữa. Khi giải thích chuyện gì cho con, bạn nên dùng lời ngắn gọn. Khi đã đủ ý, bạn ngưng. Cần nói lại, bạn lại lập lại những gì đã nói.

@Chị Tường Anh: Học lực của cháu chắc chỉ trung bình. Toán thường 6-7 điểm, tập viết 4, 5, 6. Đọc thì 7,8. Thuộc nhóm trung bình chưa chưa dốt nhất lớp (50 bạn).


Phần tập viết rồi sẽ tiếp tục là điểm yếu nhất trong các môn. Bạn nên chú trọng phần này cho NN. Đọc bao giờ cũng tốt, nhưng đọc để hiểu thì hơi khó. Chính vì không hiểu, phần viết văn sẽ khó. Cả hai đều cần chút suy luận và uyển chuyển.

Một vấn đề khác cháu đang gặp phải, là hay đánh chị giúp việc. Chỉ đánh duy nhất chị đó, không đánh chị giúp việc khác (thậm chí rất quí chị khác). Em ko nghĩ rằng chị đó bắt nạt cháu nhưng chị đó hay mách lỗi của cháu với bố mẹ khi bố mẹ đi làm về (trước mặt cháu). Có thể vì chị làm thế mà cháu không yêu chị chăng? Em đã nhắc nhở và từ lâu chị đó không mách lỗi cháu nữa, cũng không đánh lại cháu khi cháu đánh chị (thời gian đầu hay đánh lại bé), song việc cháu đánh chị vẫn xảy ra.


Bạn đã áp dụng bài học mà anh Phi đề nghị và thấy thành công. Bạn nên áp dụng ở trường hợp này nữa. Việc nghiêm phạt trẻ con có hiệu lực dù gây ra khóc lóc cho trẻ. Nói chung thì trẻ nào cũng cần nghiêm phạt từ phụ huynh mới dễ thành công sau này trong xã hội. Bạn thử tìm ra một hình thức phạt NN khi NN đánh chị được không?
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.57 khách.

cron