Bé Tún sinh 9/2006

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Bé Tún sinh 9/2006

Gửi bàigửi bởi metunton » T.Tư Tháng 9 30, 2009 1:11 am

Em không biết là post bài ở đây có đúng quy định ko? Nếu ko đúng thì mong ban điều hành chuyển vào đúng địa chỉ.

Qua diễn đàn, em thấy các anh chị chuyên gia tư vấn rất nhiệt tình cho các bố mẹ, vì vậy em cũng rất mọng nhận được sự tư vấn của mọi người.

Bé nhà em là bé gái, hiện đã được 3 tuổi.

Từ khi cháu được khoảng 10-11 tháng mẹ phát hiện cháu có dấu hiệu đặc biệt là gọi nhưng không quay lại, giao tiếp mắt kém, không biết chỉ ngón tay. Ngoài 1tuổi thì phát âm được đúng 1 từ "Tít" (là tên chú cún nuôi trong nhà). Đến 14 thnáng thì mới biết đi (sau khi biết đi thì hay đi nhón chân và chạy vòng tròn). Tuy nhiên về nhận biết sự vật thì cũng tàm tạm, vì hỏi người thân, đồ vật trong nhà, bộ phận cơ thể thì cháu đều biết hoặc có thể sai vặt.
Khi cháu được 18 tháng thì mẹ cho đi khám ở bv và trung tâm sao mai, cả hai nơi đều bảo cháu còn bé nên ko thể kl cháu TK hay ko và khuyen là mẹ dành nhiều thời gian với cháu hơn.

Sau đó, mẹ cho cháu đi trẻ luôn với hy vọng cháu sẽ tiến bộ, tuy nhiên cũng ko có chuyển biến gì sau 2 tháng cả. Khi cháu khoảng 20 tháng, sau khi mẹ tham khảo các tài liệu, lớp học của các bố mẹ, và cô giáo về giáo dục đặc biệt, cháu bắt đầu có chút tiến bộ. Khi cháu khoảng 2 tuổi thì số lượng từ cháu nói được khoảng 20 từ.

Và đầu tháng 9 vừa rồi là cháu tròn 3 tuổi. Hiện nay, tình hình của cháu như sau

- Ngôn ngữ: cháu bị nói ngọng cả phụ âm lẫn nguyên âm hoặc mất phụ âm, nhất là khi cháu muốn biểu đạt 1 thông tin gì đấy khá dài thì nhiều khi ko hiểu cháu phát âm gì nữa.
Còn bình thường thì cháu chỉ nói câu 3-4 từ thôi. Cháu nhiều khi muốn gì thì chỉ nói đúng sự vật, đồ vật đấy. Mẹ phải nhắc con nói cả câu thì con mới bắt chước lại.

- Cháu vẫn chưa biết kể lại những việc xảy ra với cháu trong quá khứ. Hồi trước, cháu vừa đi chơi đâu về, mẹ hỏi Con vừa đi đâu về, con ko biết trả lời. Bây giờ thì đã biết trả lời rồi nhưng những gì ở lớp học thì cháu chưa biết kể. Ví dụ, nếu mẹ hỏi ở lớp có những bạn gì thì cháu chỉ nhắc được hai ba bạn (trước kia hỏi thì con ko biết nói và mẹ phải hỏi gợi ý) hoặc hỏi con học bài thơ bài hát gì ở lớp thì con cũng chưa biết kể lại.

- Về giao tiếp thì con thích chơi với các bạn, với người lớn thì cháu tỏ ra nhút nhát và rụt rè (hồi 2 tuổi thì đi loăng quăng khắp nơi, ko sợ gì hết, nhưng bây giờ đi đâu cũng bắt mẹ hoặc người thân đi cùng)

- Giao tiếp mắt có nhưng mẹ cảm giác vẫn chưa được tốt lắm, nhiều khi gọi thì con thưa nhưng ko quay ra nhìn. Vụ đi nhón chân và chạy vòng tròn thì không còn nữa. Tuy nhiên, em phát hiện con sợ đi trên cát. Lần trước ra công viên có khu cầu tụt trên bãi cát cho trẻ con. Cho bé đi trên cát thấy cháu sợ khóc ko chịu.

- Cháu khó ngủ, ngủ cũng hay trằn trọc. Trước kia còn có thời gian cháu hay quấy khóc đêm, rất khó dỗ.

- Em mới làm xét nghiệm dị ứng thức ăn cho cháu thì kết quả là con bị dị ứng sữa ở mức extremely high. Điều nay có thể lý giải tại sao từ khi mới sinh cháu rất khó ăn, tiêu hoá kém. hiện nay, em cho cháu uống sữa đậu nành thay vì sữa bò.

Rất mong các anh chị tư vấn để em có thể giúp con tiến bộ. Cám ơn anh chị nhiều.
metunton
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 9 29, 2009 7:59 pm

Re: Bé Tún sinh 9/2006

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 9 30, 2009 8:23 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Em không biết là post bài ở đây có đúng quy định ko? Nếu ko đúng thì mong ban điều hành chuyển vào đúng địa chỉ.


Chào mừng bạn đến với CCM. Đất ở đây bạn đã có sổ hồng, sổ đỏ. Đây là khu dân cư, sẽ không bị qui hoạch! :P

Và đầu tháng 9 vừa rồi là cháu tròn 3 tuổi. Hiện nay, tình hình của cháu như sau

- Ngôn ngữ: cháu bị nói ngọng cả phụ âm lẫn nguyên âm hoặc mất phụ âm, nhất là khi cháu muốn biểu đạt 1 thông tin gì đấy khá dài thì nhiều khi ko hiểu cháu phát âm gì nữa.


Bạn dừng lại tập từng chữ cho con. Chọn những vần dễ tập trước. Bạn sang bên nguồn liệu xem bài về phát âm sẽ thấy tuổi của con nên tập vần nào. Tập cho thuần các vần ấy đi đã nhé.

Còn bình thường thì cháu chỉ nói câu 3-4 từ thôi. Cháu nhiều khi muốn gì thì chỉ nói đúng sự vật, đồ vật đấy. Mẹ phải nhắc con nói cả câu thì con mới bắt chước lại.

- Cháu vẫn chưa biết kể lại những việc xảy ra với cháu trong quá khứ. Hồi trước, cháu vừa đi chơi đâu về, mẹ hỏi Con vừa đi đâu về, con ko biết trả lời. Bây giờ thì đã biết trả lời rồi nhưng những gì ở lớp học thì cháu chưa biết kể. Ví dụ, nếu mẹ hỏi ở lớp có những bạn gì thì cháu chỉ nhắc được hai ba bạn (trước kia hỏi thì con ko biết nói và mẹ phải hỏi gợi ý) hoặc hỏi con học bài thơ bài hát gì ở lớp thì con cũng chưa biết kể lại.


Được 3 -4 từ dù không thường xuyên đã là giỏi đấy. Bé mới 3 tuổi mà. Bạn cứ tiếp tục nhắc và làm mẫu cho con. Kể lại chuyện trong lớp là điều khó. Bạn sẽ phải hỏi gợi ý cho con nói.

- Về giao tiếp thì con thích chơi với các bạn, với người lớn thì cháu tỏ ra nhút nhát và rụt rè (hồi 2 tuổi thì đi loăng quăng khắp nơi, ko sợ gì hết, nhưng bây giờ đi đâu cũng bắt mẹ hoặc người thân đi cùng)

- Giao tiếp mắt có nhưng mẹ cảm giác vẫn chưa được tốt lắm, nhiều khi gọi thì con thưa nhưng ko quay ra nhìn. Vụ đi nhón chân và chạy vòng tròn thì không còn nữa. Tuy nhiên, em phát hiện con sợ đi trên cát. Lần trước ra công viên có khu cầu tụt trên bãi cát cho trẻ con. Cho bé đi trên cát thấy cháu sợ khóc ko chịu.


Sợ đi trên cát là sợ cát bám vào lòng bàn chân đấy. Mà ngay trẻ con phát triển theo chuẩn cũng có những bé nhậy cảm thế. Cậu con mình và hai đứa con anh Phi cũng vậy. Có lần gia đình mình và gia đình anh ấy dẫn tụi nhỏ đi biển. Chả đứa nào chịu đi bộ, bố mẹ bế cong cả lưng. Thế nhưng giờ thì hết rồi. Bạn có thể tập cho con quen từ từ. Cho chơi cát bằng muỗng, bằng xẻng (đồ chơi), rồi đến chơi bằng ngón tay, rồi bàn tay, rồi cho chân xuống.

- Cháu khó ngủ, ngủ cũng hay trằn trọc. Trước kia còn có thời gian cháu hay quấy khóc đêm, rất khó dỗ.

- Em mới làm xét nghiệm dị ứng thức ăn cho cháu thì kết quả là con bị dị ứng sữa ở mức extremely high. Điều nay có thể lý giải tại sao từ khi mới sinh cháu rất khó ăn, tiêu hoá kém. hiện nay, em cho cháu uống sữa đậu nành thay vì sữa bò.


Nhiều trẻ không ăn được sữa và chuyển sang đậu nành. Ở chỗ mình cũng thế. Hy vọng hệ tiêu hóa của bé sẽ ổn định hơn. Về phần khó ngủ thì nếu tệ quá, có thể phải dùng thuốc melatonin. Thuốc thì bác sĩ cho toa, nhưng tình trạng ngủ nghê có ảnh hưởng sức khỏe của bé nhiều không?

Rất mong các anh chị tư vấn để em có thể giúp con tiến bộ. Cám ơn anh chị nhiều.


Tư vấn thì sẽ hết lòng, nhưng tiến bộ của con phần lớn là nhờ mẹ dậy trực tiếp. Chê con ngọng mà cả ngày cứ "ôi, tún ton tủa mẹ yêu tóa ti mất, mẹ tơm tái ná!" thì làm sao con học vần /c/? :P Cấm mẹ nói ngọng quanh con đấy nhé!

Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Tún sinh 9/2006

Gửi bàigửi bởi muathu7604 » T.Năm Tháng 10 01, 2009 11:34 pm

Chị mẹtunton ơi cho em hỏi chút.

Chị xét nghiệm dị ứng thức ăn ở đâu vậy, hình thức và chi phí thế nào? Bé nhà em thì bị dị ứng trứng, ngoài ra em ko biết còn bị dị ứng gì nữa ko? Bé hay bị ngứa và dạo này cũng hơi khó ngủ.

Cám ơn chị.
muathu7604
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 9 18, 2009 9:38 am

Re: Bé Tún sinh 9/2006

Gửi bàigửi bởi metunton » T.Bảy Tháng 10 03, 2009 7:08 am

muathu7604 đã viết:Chị mẹtunton ơi cho em hỏi chút.

Chị xét nghiệm dị ứng thức ăn ở đâu vậy, hình thức và chi phí thế nào? Bé nhà em thì bị dị ứng trứng, ngoài ra em ko biết còn bị dị ứng gì nữa ko? Bé hay bị ngứa và dạo này cũng hơi khó ngủ.

Cám ơn chị.


Mình theo 1 số phụ huynh trong CLB trẻ TK Hà nội gửi mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm ở Mỹ. Chi phí bao gồm cả tiền vận chuyển là khoảng 4,4 triệu đồng. Xét nghiệm này bao gồm 96 loại thức ăn và 15 loại thức ăn châu Á.
metunton
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 9 29, 2009 7:59 pm

Re: Bé Tún sinh 9/2006

Gửi bàigửi bởi metunton » T.Bảy Tháng 10 03, 2009 7:49 am

Cảm ơn chị Tường Anh đã trả lời các thắc mắc của em.

Về việc chỉnh ngọng: ở nhà em luôn nhắc nhỏ mọi người ko được bắt chước cháu nói ngọng. Nhưng ko hiểu sao có những từ ko thể chỉnh được. Ví dụ, bé có thể nói phụ âm ch với những từ như chim, chuột nhưng từ "chó" toàn nói thành "có", cho con thì thành co con. Hoặc khi cháu nói cả câu dài thì hoặc cháu bị mất phụ âm hoặc nói thành phụ âm c. Thực sự là khi cháu nói thì mẹ cũng chỉ nhắc lại hoặc hỏi lại con câu con vừa nói ngọng một cách chuẩn xác để con nghe lại mà thôi.

Về kỹ năng kể lại chuyện thì chị có phương pháp hoặc kỹ năng gì cụ thể để em giúp cháu tiến bộ ko ạ? Em cũng rất lo vì có 1 chị người quen có con trai 6 tuổi, bây giờ cũng chưa biết kể chuyện ở lớp. :( Em hiện rất băn khoăn, không biết con sau này đi học có thể theo học được ko vì chương trình ở VN rất nặng. Em thì có cảm giác bé nhà em trí nhớ kém, tư duy trừu tượng cũng kém, ko tập trung, thuộc diện chậm phát triển (chứ ko hẳn có nhiều dấu hiệu TK).

Cháu khi cần cái gì thì toàn gào khóc. Mặc dù mỗi lần như vậy, em đã cố gắng nhắc con là ko phải khóc, cứ nói là mẹ ơi hay bố ơi, con cần cái này, lúc đó thì cháu hết khóc và nhắc lại câu của em, nhưng rồi lần sau vẫn khóc. :?: Chị có cách gì giúp em ko ạ?

Khi gặp người lạ, bảo cháu chào thì cháu hoặc là ko chịu chào hoặc chào rất bé, lí nhí. Đến khi họ đi qua rồi, mẹ nhắc con lần sau con phải chào to nhé thì lúc đấy con nói rất to "Con chào ông/bà" :roll: Hoặc khi mọi người hỏi tên, tuổi của cháu thì cháu cũng ko dám nói. Làm thế nào để cháu bạo dạn hơn được chị nhỉ ? Tuy cháu nhút nhát với người lạ, nhưng ở nhà thì cũng khá bướng bỉnh, hay ăn vạ. Cháu cũng khá tự lập, thích tự mình làm các việc vặt trong nhà, có thể tự xúc ăn bằng thìa và bây giờ dùng đũa để gắp thức ăn (dù vẫn chưa được thành thục lắm).

Nếu so với chuẩn phát triển ở trong nguồn liệu thì em thấy có khoảng 80-90% là bé nhà em làm được. chỉ có đoạn người lạ có thể hiểu bé nói gì thì chắc là không vì bé nói ngọng quá, ko thể hiểu được và một vài cái khác em chưa kiểm tra nên chưa rõ con làm được hay không.

Em biết hỏi chị câu này thì có thể là làm khó chị nhưng với những gì em kể về cháu thì theo chị bé nhà em có chậm so với các bạn cùng tuổi ko ạ?
metunton
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 9 29, 2009 7:59 pm

Re: Bé Tún sinh 9/2006

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Bảy Tháng 10 03, 2009 11:30 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Về việc chỉnh ngọng: ở nhà em luôn nhắc nhỏ mọi người ko được bắt chước cháu nói ngọng. Nhưng ko hiểu sao có những từ ko thể chỉnh được. Ví dụ, bé có thể nói phụ âm ch với những từ như chim, chuột nhưng từ "chó" toàn nói thành "có", cho con thì thành co con. Hoặc khi cháu nói cả câu dài thì hoặc cháu bị mất phụ âm hoặc nói thành phụ âm c. Thực sự là khi cháu nói thì mẹ cũng chỉ nhắc lại hoặc hỏi lại con câu con vừa nói ngọng một cách chuẩn xác để con nghe lại mà thôi.


/ch/ là âm mà đa số trẻ có thể nói được, nhưng tuổi để nhuần nhuyễn âm này là 6 tuổi. Điều đó có nghĩa bé ngọng, nhưng không vượt ra khỏi tầm để trở thành "quá ngọng." Bé nói "chó" thành "có" vì /c/ chính là một trong những âm dễ nhất, phát triển sớm nhất.

Bạn muốn luyện âm cho con, bạn coi phần nguồn liệu để tìm những âm ở tuổi của con, hoặc trên đó. Nếu con đã nói được những âm ở 3 tuổi, bạn có thể tập những gì ở 4 tuổi, rồi từ từ mà lên dần. Khi tập, bạn nhớ xem con đã nói được chữ nào của âm ấy, và lấy đó làm chữ chuẩn. Thí dụ, con nói được chè, thì bạn tập chè hai ba lần cho con nhắc lại, rồi sang cha, cho, chu...

Về kỹ năng kể lại chuyện thì chị có phương pháp hoặc kỹ năng gì cụ thể để em giúp cháu tiến bộ ko ạ? Em cũng rất lo vì có 1 chị người quen có con trai 6 tuổi, bây giờ cũng chưa biết kể chuyện ở lớp. :( Em hiện rất băn khoăn, không biết con sau này đi học có thể theo học được ko vì chương trình ở VN rất nặng. Em thì có cảm giác bé nhà em trí nhớ kém, tư duy trừu tượng cũng kém, ko tập trung, thuộc diện chậm phát triển (chứ ko hẳn có nhiều dấu hiệu TK).


Bé chỉ mới 3 tuổi, bạn đòi con phải kể chuyện mình e là khó cho con. Dĩ nhiên mình vẫn tập chứ không phải cứ chờ, vì đã thấy có những biểu hiện của chậm ngôn ngữ. Bạn nên dựa trên hình ảnh rồi cho con mô tả. Khi bạn muốn con kể lại những gì trong lớp, có thể điều ấy khó vì chưa hẳn con đã nhớ những chi tiết của cả một ngày dài tại lớp. Bạn tìm hình ảnh trong truyện tranh, hình gia đình... Con ở tuổi này chỉ cần nói: "Bố mặc áo cam, mẹ mặc áo vàng, con đang ngồi trên cỏ" hay "Em bé bú bình sữa, tay em cầm con gấu con...". Những câu này không phải được sắp xếp văn hoa như mình viết đâu nhé. Và bạn cũng phải chỉ tay vào hình gợi ý, và hỏi câu gợi ý.

Cháu khi cần cái gì thì toàn gào khóc. Mặc dù mỗi lần như vậy, em đã cố gắng nhắc con là ko phải khóc, cứ nói là mẹ ơi hay bố ơi, con cần cái này, lúc đó thì cháu hết khóc và nhắc lại câu của em, nhưng rồi lần sau vẫn khóc. :?: Chị có cách gì giúp em ko ạ?


À, khi mà chính bác tườnganh đang gào khóc, thì mẹ bác bảo cũng chả nghe! :P Lời nói của bạn lúc ấy mình e là không có tác dụng nhiều đâu. Con mải khóc sẽ chả nghe thấy gì. Bạn có thể "suỵt", hay làm cử chỉ dấu hiện để yêu cầu một sự yên lặng. Thí dụ, bạn nhắm mắt, lắc đầu, và miệng nói thầm "suỵt, suỵt, nín nào!" Khi con im, lập tức bạn mở mắt và hỏi con muốn gì. Hiện tại, con khóc vì con nghĩ rằng khi khóc thì sẽ có người hiểu ý con, và con chưa biết nếu nói "mẹ ơi, con muốn cái máy bay màu đỏ ở trên bàn!"

Khi gặp người lạ, bảo cháu chào thì cháu hoặc là ko chịu chào hoặc chào rất bé, lí nhí. Đến khi họ đi qua rồi, mẹ nhắc con lần sau con phải chào to nhé thì lúc đấy con nói rất to "Con chào ông/bà" :roll: Hoặc khi mọi người hỏi tên, tuổi của cháu thì cháu cũng ko dám nói. Làm thế nào để cháu bạo dạn hơn được chị nhỉ ? Tuy cháu nhút nhát với người lạ, nhưng ở nhà thì cũng khá bướng bỉnh, hay ăn vạ. Cháu cũng khá tự lập, thích tự mình làm các việc vặt trong nhà, có thể tự xúc ăn bằng thìa và bây giờ dùng đũa để gắp thức ăn (dù vẫn chưa được thành thục lắm).


Việc chào hỏi là nguyên tắc lễ phép mà chúng ta đòi hỏi ở trẻ con tại Việt Nam. Tại nơi mình sinh sống, bố mẹ Việt Nam cũng thế. Tuy nhiên, mình lại thấy rằng không hẳn phải cúi đầu ạ mới là kính trọng. Bắt tay, cười... cũng được. Dĩ nhiên, bạn cũng biết rằng mình hơi "mới" trong vấn đề này. Mình chỉ chia xẻ thế để bạn thấy rằng việc ép trẻ con phải khoanh tay cúi đầu có thể không phải là điều tiên quyết, ít nhất đối với mình.

Có những em bé bướng bỉnh hoặc nhút nhát, hoặc có ý kiến rất độc lập. Chúng không chịu khoanh tay ạ bao giờ, nhưng nếu bảo con bắt tay bác đi, bé sẽ bắt tay và cười lịch sự. Cái bắt tay ấy cũng lễ phép lắm: bé nắm tay bác bằng cả hai tay.

Về câu "con chào ông/bà", bạn nghĩ xem có câu nào khác không. Biết đâu Tún lại thích một câu nói khác?

Việc người lạ hỏi chuyện thì trẻ nhỏ cũng nhiều em không nói bạn ạ! Bạn thử cho con đưa ngón tay thay vì phải nói "ba tuổi" xem sao.

Nếu bạn muốn tập cho con đáp lễ, chào hỏi, bạn giả đò tập ở nhà thử xem. Bạn đóng vai bà hàng xóm, hay cô bạn của mẹ trong chỗ làm, rồi bé thì đóng vai chính bé. Rồi thì hai mẹ con giả vờ chào hỏi nhau. Bạn lập một mẫu đối thoại: Khi người ta nói "chào Tún," Tún nói "chào ông/bà".

Nếu so với chuẩn phát triển ở trong nguồn liệu thì em thấy có khoảng 80-90% là bé nhà em làm được. chỉ có đoạn người lạ có thể hiểu bé nói gì thì chắc là không vì bé nói ngọng quá, ko thể hiểu được và một vài cái khác em chưa kiểm tra nên chưa rõ con làm được hay không.


80-90% là bạn đang có đứa con giỏi đấy! Bạn muốn thì chú ý tập thêm cho con phần phát âm, và đừng lo âu nhiều quá. Sức ép nhiều trên con cũng tội nghiệp cho con. Mà phải dẫn con đi ăn kem đi, 80% đến 90% mà không thưởng gì sao?

Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.44 khách.

cron