Tâm vận động

Tâm vận động

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 9 28, 2013 11:32 pm

Mục tiêu: Rà soát vận động, các kỹ năng còn yếu hoặc các mục tiêu chưa đạt của học sinh để đưa ra bài tập tâm vận động thích hợp.

Sensory integration

Sensory integration là não bộ và cơ thể chuyển dịch các tín hiệu, thông tin từ môi trường để biết phải làm gì. Sensory integration bao gồm thị giác (nhìn), xúc giác (sờ, đụng chạm), khứu giác (ngửi), vị giác (nếm), thính giác (nghe), và các mặt khác như biết cơ thể mình đang chuyển động ra sao, biết cơ thể mình đang ở trong tình trạng nào …

Khi trẻ có khó khăn về sensory integration (não bộ không chuyển dịch các thông tin), các em có khuynh hướng đi tìm các cảm giác trên một cách quá đáng hay tránh né nó. Hoặc khi não bộ chuyển dịch thông tin sai lệch, các em sẽ có các triệu chứng như vụng về, khó học các thao tác về vận động tinh/thô.

Các vấn đề về Sensory integration

1. Proprioceptive: là khả năng biết được phương hướng của cơ thể mình khi di chuyển. Trẻ có khó khăn về mặt này sẽ vụng về, khó học các kỹ năng vận động tinh và thô. Chúng ta cần biết em nào có khó khăn về Proprioceptive để có thể ra các bài tập về OT thích hợp.

2. Motor planning: là khả năng thực hiện các thao tác mới hoặc các thao tác phức tạp. Nếu trẻ có khó khăn về Motor planning, trẻ sẽ có triệu chứng vụng về và mất phương hướng. Trẻ sẽ không cảm nhận rõ ràng là tay chân mình đang ở đâu, không thể điều phối tay chân một cách khéo léo.

3. Pressure modulation: là khả năng cho trẻ biết nên đụng một vật hay người khác một cách nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Đây là các em khi viết hay làm gẫy bút chì, khi lấy kem đánh răng thì sẽ bóp thật chặt, nắm tay cô giáo siết mạnh khi leo cầu thang, và chơi với bạn quá đáng mà cô giáo Mầm non có thể hiểu lầm là “chơi mạnh tay với bạn” hoặc “đánh bạn mạnh quá”.

4. Bilateral integration: đây là khả năng điều khiển 2 bên trái phải của cơ thể (ví dụ như tay phải và tay trái). Đây là các em có khó khăn khi vỗ tay, hoặc vỗ tay không khớp nhau, hoặc không thể một tay giữ chai, một tay mở nắp chai. Một dạng khác của bilateral integration là Crossing midline, tức là khả năng dùng một bộ phận cơ thể bên này để với qua bên kia, ví dụ như dùng tay trái với qua bên phải để gãi cùi trỏ tay phải. Kỹ năng này rất quan trọng vì chúng ta cần trong đời sống hàng ngày, ví dụ như đi giày, đánh răng, viết chính tả. Khi ra các bài OT cho các em này, chúng ta trước tiên phải quan sát xem các em “đền bù” cho khiếm khuyết này ra sao. Có em có thể dùng tay trái nhiều hơn tay phải (mặc dù em thuận tay phải).

5. Vestibular: đây là khả năng điều phối, giữ thăng bằng dựa trên hai bong bóng nước ở hai bên tai. Khi bị khó khăn mặt này, các em có thể sẽ sợ nhấc cao chân lên khỏi mặt đất, không dám trèo chơi cầu tuyệt. Một số em khác thì ngược lại, sẽ chạy lung tung, trèo lên cao, trèo lên mặt bàn xuống, và có các hành vi mà thoạt nhìn tưởng là ADHD.

6. Tactile: Trẻ có khó khăn về tactile sẽ sợ (hay thích quá đáng) khi sờ mó bề mặt các vật, có khó khăn thi nhai các thức ăn có chất sơ, các thức ăn mà khi nhai tạo ra các cảm giác nhất định nào đó trong miệng ví dụ như kẹo cao su, thức ăn dính, thức ăn nhão … Khi cho tập OT cần đi theo hướng khử nhạy để tránh làm trầm trọng vấn đề.

7. Oral motor: Đây là khó khăn ảnh hưởng môi, lưỡi, miệng và các bắp thịt vùng mặt. Đây là nhóm trẻ có khó khăn phát âm, nhai nuốt, chảy nước dãi quanh vùng miệng. Các bài tập OT cho nhóm trẻ này là các bài khó làm và cần chuyên môn cao nhất, và phải được một chuyên gia ngôn ngữ trị liệu cố vấn.

Visual: Đây là thị giác, giúp trẻ nhìn sự vật chung quanh và dùng não bộ chuyển thông tin qua 3 dạng chính là Visual perception, Visual motor integration. Trẻ có khó khăn về Visual perception sẽ học yếu các bài có dạng tìm ra 2 vật giống nhau trong 1 nhóm vật, nhận ra vật quen thuộc 3 chiều khi một phần bị che đi, không thể ráp Puzzle hoặc viết chữ thẳng hàng, gọn ghẽ. Trẻ có khó khăn về Visual motor integration sẽ khó dùng mắt để điều khiển tay làm một việc nào đó (giống như bạn phải nhắm mắt lại và tay thì vẽ hình vuông). Trẻ có thể nhìn ra nét chữ phải đồ theo nhưng khi đồ chữ thì luôn lệch lạc.

Các bài về OT cần được kiểm tra thường xuyên để tránh nhầm lẫn với khó khăn bên vận động tinh. Visual scanning là khả năng dùng mắt nhìn theo một vật đang di chuyển. Trẻ có khó khăn về Visual scanning thường không thể đồ chữ ngay ngắn, đọc bài không được nhanh, bị nhảy hàng, đá hụt banh khi cô lăn banh về hướng mình. Đây là các em khi đọc/viết thì hay nghiêng đầu, quay đầu nhìn theo thay vì đảo mắt theo.

Dissociation: Đây là khả năng dùng một phần/bộ phận của cơ thể mà không khuấy động vùng khác. Trẻ có khó khăn về Dissociation có các triệu chứng theo dạng sau: tay phải giơ lên mà tay trái cũng nhấp nháy muốn làm gì đó, hoặc chân phải cũng nhấp nhổm …

Hands / Fingers: Đây là khả năng dùng bàn tay vào ngón tay, phối hợp với nhau để cầm chén bát, thìa muỗng … Đây là các em nắm bút không chặt, hoặc quá chặt, chữ viết xấu, nét vẽ lệch lạc. Hands / fingers cần cho các vận động tinh như viết, vẽ, cầm bàn chải đánh răng…

Chúng ta cũng cần quan sát các em để đưa ra các bài học thích hợp cho từng bé, ví dụ như bài ngồi banh các bé yếu vùng bắp thịt chính nằm ở vùng bụng, háng. Một bé viết chữ xấu có thể do bắp thịt vùng bụng yếu chứ không phải do tay, vận động tinh. Một bé khác có thể cần các bài học thăng bằng thay vì bài tập tăng cử động vùng bụng, hoặc cần tập bắp thịt vùng vai thay vì bắp thịt vùng mông.

Xin chú ý kết hợp các bài học OT vào với hoạt động hàng ngày, hoặc bài học trong các môn khác. Như vậy trẻ sẽ không bị mất giờ can thiệp quý báu. Một khi đã có kết quả, nên chuyển các bài tập dễ, không nguy hiểm về nhà cho phụ huynh làm để có giờ dạy các mặt nhận thức, ngôn ngữ và giao tế cho học sinh.

Các hình ảnh về lực nắm bàn, ngón tay viewtopic.php?f=8&t=3657&p=25542#p25542

Phi, concuame.com
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Quay về Trường Nhân Văn

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách.

cron