Xem thêm:
https://dagathomo.asia/ga-bi-rot/Để có một con gà chiến như thế nào để sẵn sàng cho mọi cuộc chiến luôn là điều mà các anh em chơi gà rất quan tâm. Từ việc lựa chọn ban đầu, tới giai đoạn chăm sóc, ôm ấp. Sao cho gà trở thành 1 chiến kê thật sự là cả một quá trình. Tuy nhiên, trong chăn nuôi gà chiến, luôn có những con gà có tình trạng cự yếu, sợ đòn hay còn gọi là gà lỏn lẻn. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách trị gà bị rót.
Hiểu biết về gà không chịu đá là gì?
Trong chăn nuôi gà chọi, cũng khó tránh khỏi mình nuôi phải 1 con gà không chịu đá. Mà dân trong nghề còn gọi là “gà rót”. Với những người nuôi gà lâu năm, thì chuyện gặp phải 1 con gà không chịu đá cũng không còn xa lạ.
Gà không chịu đá hay gà rót thường xảy ra ở những con gà bị thua hoặc đá quá nhiều lần thua. Dẫn đến sợ đòn, nhát đòn, gặp đối thủ là bỏ chạy. Có thể trước đây gà đá bình thường, rất sung. Nhưng khi gặp biến cố như đá thua, cường độ thi đấu nhiều, thay lông, đổi chỗ ở,… mà khiến gà trở nên lỏn lẻn, không chịu đá.
Nguyên nhân gà bị bệnh lỏn lẻn
Có nhiều nguyên nhân gà bị bệnh lỏn lẻn. Vì vậy, người nuôi cần quan sát tìm biểu hiện của gà để nắm rõ nguyên nhân mắc gà bị bệnh lỏn lẻn.
Dưới đây là các nguyên nhân gà bị bệnh lỏn lẻn!
Gà còn non mà nhốt chung với gà cội, bị ép chiến, gà non sợ bị ăn hiếp dẫn đến sợ đòn.
Gà bị om đòn nhiều, phải chiến đấu với gà mạnh hơn nhiều lần. Tầng suất ra trận nhiều khiến gà sợ đòn, bị ảnh hưởng tâm lý do thua quá nhiều.
Gà thay lông xong không chịu cự, bị lỏn lẻn, không chịu đá.
Gà đang có bệnh, mệt, có triệu chứng bệnh mà mang ra đá. Sẽ rất dễ dẫn đến gà bệnh lỏn lẻn, nặng thì có thể bị rót luôn.
Cách trị gà lỏn lẻn bằng chế độ dinh dưỡng, chăm sóc
Khi gà bị lỏn lẻn, người nuôi cần chăm sóc kỹ. Đặc biệt phải nắm vững cách trị gà lỏn lẻn hiệu quả để tránh thiệt hại về kinh tế.
Không nuôi gà lỏn lẻn với gà khác, tách biệt hoàn toàn, không nuôi chung chuồng. Bản năng gà chọi của những con khác rất hung hăng. Đã làm cho gà lỏn lẻn sợ, nên tách ra hoàn toàn. Nuôi gà lỏn lẻn trong 1 cái bội, trùm chăn, màn kín lại, chừa một lỗ ánh sáng. Để nuôi như vậy khoảng 15 ngày, cho ăn theo cách đang nuôi chế độ.
Úp bội gà lỏn lẻn với gà mái: Nuôi gà lỏn lẻn và gà mái ở 2 cái bội, cách nhau khoảng 1 gang tay. Để cho 2 con gà có thể nhìn thấy nhau giúp gà lỏn lẻn mau sung trở lại (không được để 2 con chung 1 bội). Thời gian úp bội khoảng 5 ngày, mỗi ngày 1 tiếng. Nếu có nhiều gà mái thì nên thay đổi mỗi ngày 1 con.
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt: Đối với gà lỏn lẻn phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Chú ý tới bữa ăn hơn những con gà bình thường. Cho gà ăn lúa, ngũ cốc gà đá, tôm, tép,…Ngoài ra, cử trưa có thể bơm đu đu xay, hột gà hoặc sữa tương không đường để cơ thể gà dễ hấp thụ và lấy lại tinh thần sung mãn trở lại.
Chế độ tập luyện, thả chuồng bay: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thức ăn. Người nuôi cũng cần cho gà tập luyện chạy bội thường xuyên. Cho gà bay chuồng, thả chuồng trời, cho chạy bội với gà trống khác. Nhớ chọn gà vần là gà nhỏ hơn số kg tránh gà bị sợ hãi trở lại.
Cách trị gà lỏn lẻn bằng thuốc thú y
Ngoài ra, một số người nuôi gà chọi cũng chọn thuốc là cách trị gà lỏn lẻn. Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại thuốc trị gà lỏn lẻn ví dụ như: Super vip, Galomin b, Super Energy,…
Người nuôi có thể tìm mua những loại thuốc trị gà lỏn lẻn tại cửa hàng thuốc thú y gần nhất để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Riêng Super Energy là Thuốc nuôi tăng thể lực, lên nước máu, chống stresss. Đặc biệt trị gà bị lỏn lẻn, cự yếu. Ngoài ra, còn bổ sung vitamin và amino acid thiết yếu, cân bằng dinh dưỡng khẩu phần ăn hằng ngày.
Với những cách trị gà lỏn lẻn, hẳn là người nuôi cũng khắc phục được tình trạng của gà, tránh làm tổn thất về kinh tế. Chúc người chăn nuôi thành công.