Xem thêm:
https://dagathomo.asia/nuoi-ga-da-cua/Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt tới pin hay luôn là vấn đề được phần nhiều các sư kê cực kỳ quan tâm tới. Bởi ngoài việc chọn được một chú gà đá cựa ưng ý, thì các bạn sẽ phải chăm sóc và huấn luyện nó thật tốt để tạo ra một chiến thần ở trên sân đấu. Hôm nay, mình sẽ gửi tới các bạn chi tiết nhất về kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt tới pin cực kì hiệu quả.
Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt khỏe
Trong kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt khỏe ta cần quan tâm tới 2 giai đoạn là: Vỗ béo gà và giảm mỡ cho gà
Vỗ béo gà
Ở giai đoạn này, ta chỉ nhốt gà trong chuồng nhỏ ko thả ra ngoài. Đồng thời cho gà ăn theo chế độ dinh dưỡng như sau:
+ Lúa: 2 cữ/ngày, ăn đến khi ko ăn nữa.
+ Rau: 1 cữ/ngày, vừa đủ.
+ Mồi: cách 1 ngày 1 cữ, sâu 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò…
+ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày
+ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
+ Phariton : Cách 5 ngày 1 viên
Giảm mỡ gà
Giai đoạn này ta sẽ cho gà hoạt động thêm, và giảm dinh dưỡng của gà lại:
+ Quần bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút
+ Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút
+ Lúa: 2 cữ/ngày, mỗi cữ 70 hạt
+ Rau: xà lách, giá, mau muống…ăn đến khi ko ăn nữa
+ Mồi: 1 cử/tuần, sâu supper worm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò…
+ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày
+ Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viên
+ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên.
Chuồng trại nơi gà sinh sống
Có khá nhiều cách chọn vị trí đặt và cách xây dựng chuồng khác nhau. Các kiểu chuồng cũng rất đa dạng từ: Chuồng tre nứa, chuồng bằng vải bạt cho đến chuồng bê tông lưới B40, chuồng Cọp…Nhưng loại chuồng phổ biến nhất phải kể đến chuồng được xây bằng gạch ống và xi măng.
Dù bạn có sử dụng kiểu chuồng nào đi nữa đều phải đảm bảo những điều sau đây:
Vệ sinh: Phải thường xuyên dọn dẹp chuồng, đảm bảo vệ sinh nơi chuồng gà. Khử trùng và tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần.
Thiết kế: Chuồng phải đảm bảo khô thoáng lúc ban ngày và kín gió vào ban đêm.
Thức ăn cho gà đá cựa sắt
Để gà có thể phát triển tốt nhất, ta phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng có trong thức ăn cho gà đá một cách tốt nhất. Từ lúa, rau xanh, mồi và các chất phụ gia.
Lúa
Trước khi cho gà ăn, ta phải ngâm lúa khoảng 30 phút rồi chắt hết nước đi. Do lúa là thức ăn chính cho gà, nên ta phải rất kỹ càng trong việc này. Lúa cho gà ăn, ta phải chọn loại lúa tốt, tròn và chắc hạt. Phải nhặt kỹ hạt lép, rác bẩn, rồi phơi khô mới cho gà ăn.
Không nên ngâm lúa qua đêm bởi lúa sẽ nảy những mầm nhỏ, sẽ ko tốt cho gà. Nếu chẳng may gà bị ăn ko tiêu ăn phải lúa này thì khả năng cao lúa có thể sẽ nảy mầm trong diều gà.
Rau xanh
Trong rau xanh chứa rất nhiều Vitamin K – có tác dụng giải độc rất tốt. Ngoài ra, rau xanh còn cung cấp các khoáng chất, nguyên tố vi lượng, và giúp làm giảm thân nhiệt cho gà hiệu quả.
Các loại rau thường cho gà ăn:
+ Xà lách
+ Giá
+ Rau muống
Mồi và cách vô mồi cho gà đá
Những loại mồi giúp gà bổ sung đầy đủ các chất đạm, protein, giúp gà hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Mỗi một sư kê sẽ có cho mình một cách vô mồi cho gà đá cựa sắt khác nhau. Hiện nay, các sư kê thường dùng những loại mồi sau đây để dùng cho gà:
Sâu(12k/100g): Nhằm kích thích hưng phấn cho gà khi thi đấu, kích thích gà thay lông, Làm lông óng mượt hơn.
Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu.
Thịt bò (22k/100g): Giúp gà phát triển cơ tốt hơn.
Tép (7k/100g): Giúp gà chắc xương
Cá chép con (13k/100g): Dành cho gà đang giảm cân
Dế (17k/100g): Dùng trong những ngày giá rét rất tốt. Vì giúp gà giữ nhiệt tốt hơn.
Phụ gia
Có các loại phụ gia có tác dụng tốt thường được dùng như:
Tỏi: Có tác dụng đối với hệ tiêu hóa của gà. Tỏi thường được ăn sau bữa chiều để hạn chế chứng khó tiêu. Ngoài ra tỏi còn giúp gà tránh được gió.
Gừng: Thích hợp dùng trong những ngày thời tiết mưa gió, giúp làm làm ấm cho gà. Ta cũng có thể cho gà uống nước gừng trước khi gà đi ngủ để gà ngủ ngon hơn.
Rượu: Rượu cũng có tác dụng làm ấm cho gà. Ngoài ra rượu còn có tác dụng phòng chống muỗi rất hiệu quả.
Trà: Ta bôi nước trà đặc lên da ga mỗi ngày giúp phòng chốn nấm mốc, lác mồng, vảy bọng…cực kì hiệu quả. Theo kinh nghiệm của nhiều sư kê thì họ còn cho rằng: Gà dùng nước trà sẽ di chuyển khéo léo, nhanh nhẹn hơn hẳn.
Cách chăm sóc gà đá cựa sắt
Để gà khỏe mạnh, các sư kê cần học hỏi thêm cách chăm sóc gà đá cựa sắt của chúng tôi. Ta nên phơi nắng cho gà ít nhất 1 lần để tránh các bệnh: Rụng lông, tái mặt, lác mồng, nấm mốc…Thời gian phơi nắng chỉ cần khoảng 15 – 20 phút. Bữa ăn của gà cần phải chuẩn về giờ giấc, để hạn chế việc gà bị rối loạn tiêu hóa. Thời gian nghỉ ngơi của gà cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà có hiện tượng ngủ gật ban ngày thì cần xem lại xem ban đêm gà có bị muỗi cắn, bị bỏ đói, bị giật mình khiến ngủ không ngon hay không?
Trên đây là cách nuôi gà đá cựa sắt tới pin nhanh nhất và có lực mạnh với quy trình hợp lý, khoa học nhất.