Xem thêm: https://diendan.thoitrangngaynay.com/hu ... 36968.html
Cách chơi chắn - chi tiết:
+ Bốc cái: Sau khi chia mỗi người 19 lá, 1 người (thắng ván trước) sẽ bốc 1 lá (gọi là cái) từ nọc, lật vào 1 phần bài (gọi là bài cái, có 20 lá). Từ lá cái ấy sẽ xác định được ai là người được phần bài cái. Người có cái sẽ đánh đầu tiên trong ván.
+ Ăn: Người tiếp theo nếu muốn ăn thì lấy lá ấy về chỗ mình (ví dụ ăn lá cửu vạn), và lấy 1 lá nữa trên bài mình (lá cửu vạn nếu là ăn chắn, hoặc lá cửu văn/ sách nếu là ăn cạ) đặt lên trên lá vừa ăn được. (Ăn vào bộ nào thì phải cho cả làng biết. Không "chuyển phỏm" được như trong trò chơi phỏm).
+ Đánh: Sau khi ăn thì phải đánh đi 1 lá.
+ Bốc nọc: Nếu không ăn thì phải bốc 1 lá từ nọc. Sau khi bốc thì lại có thể ăn lá vừa bốc.
+ Dưới: Sau khi bốc, nếu không ăn thì "Dưới", tức là nhường quyền ăn cho người cửa sau.
+ Chíu: Là cách ăn đặc biệt: Mình có 3 lá bài giống hệt nhau, lấy ra để ăn 1 lá cũng giống như vậy. Ví dụ, mình có 3 lá cửu vạn, 1 người khác đánh ra 1 lá cũng là cửu vạn thì mình được ăn (chíu) lá người kia vừa đánh.
+ Trả cửa:
- Khi ăn thì chỉ được ăn lá mình vừa bốc, hoặc lá người cửa trước đánh ra, hoặc lá người cửa trước bốc nhưng không ăn (người đó dưới).
- Sau khi ăn thì phải đánh đi 1 lá khác vào ngay bên phải của mình (tức vào cửa mình ).
- Tuy nhiên, khi chíu thì có thể chíu bất kỳ lá nào, dù là đang ở lượt người khác, họ bốc ra 1 lá mà mình chíu được thì họ phải nhường quyền cho mình chíu trước, rồi nếu mình không chíu thì họ mới được ăn. Tương tự, nếu có 1 lá được đánh ra ở bất kỳ cửa người nào mà mình chíu được thì chỉ sau khi mình bỏ chíu, người kia mới được ăn.
- Sau khi chíu (ăn kiểu "hớt tay trên") ở cửa nào đó thì phải đánh ra 1 lá vào cửa đó để ván chơi được tiếp tục bình thường. Đây gọi là trả cửa.
+ Ù: Khi 19 lá của mình (gồm cả những lá Ăn được) hợp với 1 lá vừa bốc từ nọc (bất kỳ ai bốc) thành 10 bộ (Chắn hoặc Cạ), trong đó có ít nhất 6 Chắn thì là Ù.
+ Cước: Khi Ù, nếu bài ù có những điểm đặc biệt thì sẽ được ăn thêm tiền. Điểm đặc biệt ấy gọi là Cước, chẳng hạn bài toàn lá đen thì gọi là cước Bạch Định, bài có đúng 8 lá đỏ thì là có cước Tám Đỏ, còn nếu có 4 lá chi chi và không có lá đỏ nào khác thì là có cước Kính Tứ Chi.
Đây là 1 điểm hay của trò chắn so với trò chơi phỏm!
+ Xướng: Khi ù, mình phải đọc tên các Cước mình có. Việc đọc này gọi là Xướng. Nếu xướng thừa (sai) Cước mình không có thì sẽ bị đền tiền, xướng thiếu thì chỉ được ăn phần tiền tương ứng với những cước mình xướng.
+ Luật đánh bài: Khi đánh chắn phải tuân thủ 1 số luật, chẳng hạn đã đánh 1 lá đi rồi thì về sau không được ăn lá ấy nữa, cũng không được đánh tiếp 1 lá giống hệt thế đi nữa.