Hi Thảo,
Tính trả lời Thảo tối qua nhưng phải đợi Admin dời bài vào đây cho đúng chủ đề. Bây giờ để trả lời Thảo từng phần
chị TA và anh Phi phải xây dựng đội ngũ cộng tác viên phụ trả lời các thắc mắc trên forum:P
Nhân lực có tăng đó Thảo, nhưng đầu mối của vụ "kẹt xe" là do các lý do chính yếu sau đây:
- Những chuyên gia vào sau này không nói tiếng Việt. Đôi khi phải có người đọc, dịch ra tiếng Anh cho họ trước. Khi họ trả lời, lại phải dịch qua tiếng Việt. Và cuối cùng thì cũng vẫn phải là chị Tường Anh bấm nút chấp thuận (xin coi lý do ở dưới)
- Do phải bảo mật hồ sơ, chỉ có một vài người được vào xem hồ sơ của bé, chính xác cho tới giờ thì chỉ có chị Tường Anh, chị Xuyến và Admin.
Vụ "kẹt xe" này gây ảnh hưởng cho việc trả lời các câu hỏi. Việc soạn bài thì không có trở ngại gì, vì bài tiếng Việt hay tiếng Anh đều có mã số như nhau. Một cô giáo trong nhóm soạn bài của mình có thể nhìn báo cáo (bao nhiêu phần trăm) để ra bài mới.
Có lần nghe chị Xuyến kể là 1 phụ huynh viết thư cho C không bỏ dấu, và C báo cáo là "phụ huynh nói học sinhh là con không hôn thú" gì gì đó, sau đó mới biết do C đọc nhầm. Cái này hôm nào hỏi chị Xuyến kể lại cho đúng chi tiết.
để có thời gian chấm bài và điều chỉnh kế hoạch huấn luyên cho các bé kịp thời
Chỗ này thì mình không hiểu ý Thảo ... Chấm bài là do phụ huynh làm rồi báo cho CCM biết bé làm được bao nhiêu câu, bao nhiêu phần trăm, đúng không?
Về bài làm của Khoa, Th cũng có một số bối rối, đã hỏi chị TA nhưng có lẽ chị bận quá nên chưa giải đáp thoả đáng. Mà Th cũng lu bu quá nên không pushing chị trả lời
Trong thời gian vừa rồi chị Tường Anh đi vắng không có mặt tại California. Và mình cũng nhắc chị Tường Anh tránh không vào lớp học khi chị không có mặt trên đất Hoa Kỳ vì lý do bảo mật. Đo' là lý do Thảo thấy bị chậm khi câu hỏi chưa được trả lời.
1) Các bài tập CCM gởi, 2 mẹ con tự xử với nhau. Cho tới giờ, mẹ không mời giáo viên cho con (vì không biết mời ai chuyên môn về vấn đề huấn luyện này, và thấy cũng chưa thật cần thiết) Mấy tháng đầu thì ok, bài rất dễ, K làm nhanh và mẹ cũng dễ chấm vì đúng hay sai là biết liền. Càng về sau, thì càng có nhiều bài phải suy luận, có nhiều ý tưởng khác nhau, nên mẹ không biết đánh giá như thế nào. Từ tháng 2 vừa rồi, mẹ K băt đầu thấy bối rối trong việc chấm điểm cho K, vì không có đáp án, nên có 1 số câu mẹ chấm theo cách mẹ nghĩ là đúng, nhưng không biết so với yêu cầu thực sự của bài làm thì nên đánh giá ở mức nào.
Đây là một tin rất vui. Thảo bắt đầu cảm thấy khó khăn khi phải giải bài cho Khoa, có nghĩa là bài vở bắt đầu khó lên theo tiến bộ của Khoa. Phụ huynh bên California cũng hay bị như Thảo.
Trước hết mình giải thích là đôi khi không có câu trả lời duy nhất cho 1 bài học nào đó. Ví dụ như khi học toán, 1+1 chỉ có thể bằng 2, nhưng một số bài loại khác, chỉ phụ huynh mới có thể đưa ra lời giải thích xác đáng cho con mình. Ví dụ như khi học về an toàn giao thông, khi đi vào chi tiết thì trẻ ở VN nhưng nhà ngay mặt đường sẽ học khác với trẻ ở trong ngõ cụt. Trẻ đi học bằng ô tô sẽ học khác với trẻ đi bằng xe máy.
Tuy nhiên mình hiểu cái khó Thảo đang gặp phải, tức là việc chấm bài cho K. ngày càng khó và mất thì giờ hơn. Mình sẽ bài với mọi người việc để "1 cách trả lời" vào bài học. Việc này có thể sẽ bị các cố vấn chống đối với lý do sau: "Nếu cung cấp bài giải, các phụ huynh sẽ chỉ dùng bài giải cho nhanh, sẽ mất đi việc ngồi cùng bé suy ngẫm, bàn thảo ... giúp bé tìm ra câu trả lời cho riêng mình"
Ở môt số kỹ năng, bài học có luôn bài giải. Ở kỹ năng Khoa (C. cho mình biết) thì bài không có phần trả lời.
Tóm lại câu trả lời của mình cho phần này là:
- CCM sẽ bàn việc đưa câu trả lời mẫu vào bài học, nhưng sẽ không đưa giải đáp cho bài.
- Nếu học sinh trả lời khác với câu trả lời mẫu, phụ huynh sẽ vẫn phải coi câu trả lời khác đó có "đúng" không. Đúng là việc này sẽ gây khó khăn cho Thảo trong việc cho điểm, nhưng mình chưa nghĩ ra được giải pháp nào tốt hơn
2) Ngoài ra về phần báo cáo học kỳ 1 (tháng 10-12/2009), sau khi gởi điểm vào báo cáo xong, Th vẫn chưa nhận được nhận xét và đánh giá của trường CCM, mà theo KH can thiệp thì mỗi 3 tháng Th phải gởi báo cáo và CCM sẽ có những đánh giá để điều chỉnh nếu cần thiết.
Báo cáo 3 tháng là optional/tùy thuộc, còn báo cáo 6 tháng thì phải có. Nếu bé không có lệch nhiều trong 3 tháng đầu (lệch = tiến bộ hay thụt lùi) so với dự đoán ban đầu, CCM sẽ không làm báo cáo 3 tháng. Báo cáo 6 tháng thì theo mình biết là có rồi nhưng hình như phải đợi chị Tường Anh đóng mộc rồi mới chuyển tới phụ huynh được.
3) Các bài tập cho đến nay chủ yếu là phần ngôn ngữ, cho đến khi nào thì K bắt đầu làm những bài tập rèn luyện hành vi và kỹ năng giao tiếp?
Mình không coi được hồ sơ y khoa của K nên không biết cụ thể, nên mình sẽ trả lời chung chung thế này:
- Có 2 cách ra bài CCM đang làm: một là đi chiều sâu, tức là dạy thật kỹ 1 kỹ năng xong mới qua kỹ năng mới. Cách thứ 2 là dạy quét, đi từng kỹ năng này qua kỹ năng khác sơ sài và quành lại nhiều lần, mỗi lần sâu thếm 1 tí.
- Việc sử dụng cách dạy nào tùy vào báo cáo thẩm định, tình trạng/tuổi của bé và quyết định của người phụ trách bài.
- Ngay cả khi dạy cách đi sâu, đến một lúc nào đó cũng phải quành lại kỹ năng đầu vì bé đã phát triển so với lúc đầu (ví dụ như lúc học kỹ năng K1 thì 4 tuổi, nay đã 5 tuổi nên cần học lại K1 ở độ khác).
4) Báo cáo học kỳ 2 (tháng 1-3/ 2010), Th nhờ anh / chị hướng dẫn giúp những nội dung chính cần báo cáo. Khi làm báo cáo kỳ 1, Th cũng lúng túng không biết nên nói cái gì, nói tổng quát về Khoa trong cuộc sống ở nhà và ở trường hay nói tập trung về khả năng làm các bài tập CCM gởi?
Lời khuyên chung chung của mình là: Nói càng nhiều càng tốt. Người chuyên gia và người ra bài biết càng nhiều về bé, càng giúp họ có được cái nhìn bao quát. Dã có trường hợp chị Xuyến phải tới nhà 1 chị để xem cái cửa phòng ra làm sao vì vợ thì bảo cửa đóng kín, chồng thì bảo cửa mở toang nên bé học không được.
nhưng đi làm cả ngày cũng nhiều chuyện đau đầu
Chuyện dạy cho 1 trẻ cực lắm Thảo ạ, vì không đơn giản chỉ là cho bài và coi bé làm đúng không. Để mình cho Thảo 1 ví dụ cụ thể. Cách đây vài ngày CCM phải vào làm việc trực tiê'p với giáo viên vì 2 câu chuyện sau đây.
Chuyện 1: Bé M làm toán sai, nhưng thật ra là cô giáo sai. Cô ra bài hỏi "Từ A tới B là 100 km, hỏi đi từ A tới B rồi về lại A, tổng cộng quãng đường là bao nhiêu"? M trả lời zero, cô cho luôn zero vì đáp án là 200 km. CCM đã theo dõi bé từ lâu để xem tại sao bé luôn bị sai các bài toán đố như vậy. Cuối cùng CCM biết được lý do bé làm "sai". Bé nghĩ cô hỏi là cuối cùng bé đi được bao nhiêu, và vì xuất phát từ A, và trở về A, vậy thì đi được zero km chứ còn gì!
Câu chuyện này cho thấy dạy trẻ rất khó, không chỉ đơn thuần coi xem đúng/sai mà phải hiểu tại sao 1 bé cứ làm "sai" mãi 1 loại bài nào đó, và "đi vào trong đầu bé" xem bé nghĩ gì. Cô giáo đã sai khi không chịu tìm hiểu tại sao bé trả lời sai, mà chỉ đơn giản coi đáp số có đúng là 200 km không. Tất nhiên mình cũng thông cảm vì cô dạy nhiều người đâu chỉ mình bé M, tuy nhiên nếu 1 hs cứ làm sai mãi 1 loại toán đố nào đó, người giáo viên phải biết được tại sao em làm sai.
Chuyện 2: Bé C có vẻ bất mãn không vui khi được tuyên dương học sinh giỏi toàn trường. Chuyện dài lắm nhưng cuối cùng CCM điều tra ra thế này: trong phòng hội trường có in 1 tờ giấy tên các hs xuất sắc, trường đã chểnh mảng in sót tên em mặc dù giấy gửi về nhà có tên. CCM lo rằng C sẽ xấu hổ khi bạn bè nghi ngờ em nổ, hoặc em nghĩ trường chỉ nói chứ không thực sự care/quan tâm việc học của em. Trong trường hợp này có phụ huynh sẽ nhún vai chặc lưỡi, có phụ huynh sẽ nhờ CCM can thiệp. Việc của CCM là thuyết phục các phụ huynh đừng chặc lưỡi cho qua, và giúp họ giải quyết vấn đề tại gốc rễ, và ngăn chặn các ý nghĩ tiêu cực từ phía học sinh.
Mình kể thêm ngoài lề để mọi người thâ'y được bức tranh tổng thể và sự phức tạp của việc chuyên gia/phụ huynh theo dõi kết quả làm bài.
Cảm ơn Thảo đã góp ý
Phi