Xin hỏi về Hội chứng Thiếu chú ý (ADD)

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Xin hỏi về Hội chứng Thiếu chú ý (ADD)

Gửi bàigửi bởi Chó Odie » T.Sáu Tháng 11 26, 2010 9:05 am

Chào Bác Phi, Bác Xuyến, Bác Tường Anh và các Bậc Phụ huynh trong diễn đàn CCM!
Mình lập topic này bên Mục Giới thiệu Thành Viên, không biết có đúng không? Mà không thấy ai tư vấn cho mình cả, nên mình dời qua đây mong Các ACE trong diễn đàn giúp đỡ.

Mình là thành viên mới toanh của diễn đàn, mình tình cờ biết được trang web này trong nỗ lực đi tìm liệu pháp trị liệu ngôn ngữ cho con trai đã hơn 6 tuổi. Con mình không phải bị bệnh tử kỷ nhưng hình như nó cũng mắc chứng bệnh thiếu chú ý ( ADD) một trong hội chứng của TK nên mạn phép lập topic này mong mọi người chia sẽ và giúp đỡ. Mình rất vui mừng vì đã gặp được đúng thấy đúng bạn để con mình có cơ hội chữa được bệnh và hòa nhập với xã hội sớm hơn.

Tình hình là con mình đã gần 7 tuổi ( SN đầu năm 2004) hiện cháu đang học lớp một, sức học của cháu thuộc vào loại TB khá ở trong lớp. Kết quả việc đánh giá học lực kỳ học vừa rồi là mức độ khá và có tiến bộ duy chỉ có khả năng về ngôn ngữ thì không như mong đợi. (giẫm chân tại chổ). Mình sợ cháu không theo nổi các bạn trong bậc tiểu học và sẽ trượt dài trên con đường học vấn nên khăn gói lên đây nhờ mọi người giúp đỡ.

Mình xin tóm lượt qua bệnh lý và lịch sử chữa bệnh cho cháu đế các bác hiểu rỏ cháu hơn.
Khi cháu vào độ tuổi tập nói (12 -20 tháng) cháu rất bình thường trong việc thề hiện ngôn ngữ, nói được nhiều từ và biết yêu cầu người xung quanh làm những gì cháu thích, thời gian này cháu rất hiếu động hay lăng xăng và không hoàn thành công việc nhất định. Ví dụ: đang chơi xe thì bỏ dở qua ráp lego rồi lại bỏ dở để nghịch phá thứ khác.

Đến lúc cháu 30 tháng thì đi nhà trẻ. ở giai đoạn này lẻ ra cháu phải nói được nhiều hơn thì cháu lại không nói, những vốn từ chỉ dừng lại như trong thời gian tập nói, việc phát âm rất khó khăn vì cháu hiểu được nhiều thứ hơn lúc 12- 20 tháng. Mẹ cũng hay tập cho con nói, những lúc đó con bắc chước nói được nhưng rồi lại quên ứng dụng vào thực tế khi gặp hoàn cảnh cụ thể. Cứ thế mà cháu ngại nói và không nói những gì xảy ra xung quanh mình, bù lại việc không nói cháu vận động hăng lắm cứ lăng xăng không ngồi yên. Cháu không có khả năng đáp ứng những yêu cầu của cô giáo trên lớp như các bạn cùng lớp ví dụ như khả năng đọc thơ, hát thuộc bài hát, tô màu, đóng kịch.... Bé không phải hoàn toàn không làm được mà chỉ làm cho lấy lệ và quên đi rất mau những gì cô dạy. Thấy con như vậy mình buồn thắt ruột. Mình cố dạy con nói, dạy con đọc thơ, dạy hát thuộc bài hát dù là rất ngắn.... nhưng nỗ lực của mẹ như nước đổ là môn, cứ đổ vào đầu cháu lại tuột ra lúc nào ấy. Lúc đó mẹ có cho bé vào khoa tâm lý BV NHi đồng 2 khám. BS kết luận: Bình thường. Không biết do BS chẩn đoán chưa kỷ hay sao chứ mình vẫn cảm giác là con mình không bính thường . Tuy nhiên, vào thời gian đó bé lại có chứng bệnh amidan và VA phì đại nên hay bị viêm. BS TMH cho hay, do việc phì đại Amidal làm cho bé có khó khăn trong việc phát âm và nói . Thêm vào đó là do do tâm lý không chấp nhận con mình bị khiếm khuyết nên mình cứ tin lời BS và cố gắng lờ đi cái cảm giác con mình bệnh tâm lý. Và cứ thế mà mình để tình trạng của con trôi qua trong thời gian vàng ngọc của tuổi mầm non.

Sau khi giải quyết Amidal và VA cháu khỏe mạnh và tình hình có tiến triển hơn, cháu đằm tình hơn và chững chạc hơn, bớt hoạt động và có ý thức hơn trong việc mình làm nhưng khả năng diễn đạt thì vẫn rất kém. Cháu vẫn khó khăn để phát âm đ, r, tr. Thời gian này cũng là khoảng thời gian bắc đầu vào lớp một, mẹ cho con học viết và học đọc nhưng rất khó khăn để viết và đọc được chữ, mỗi lần dạy cho con là mình phát khùng lên rồi la mắng cháu rất tội nghiệp, có lúc cả hai mẹ con cùng khóc làm cháu rất hoang mang. ( Nay cháu viết đẹp rồi nhưng đọc vẫn yếu lắm)
Mình lại cho cháu vào BV NĐ 2 khám lại, lần này là cô chuyên viên tâm lý khám cho cháu, cô nói chuyện nhiều với mình và cũng có nói chuyện với cháu, cô cũng xác định cháu không bị tự kỹ chỉ có rối loạn về ngôn ngữ. Cô gửi cháu sang BV Tâm thần để làm điện nảo xem nảo có vấn đề gì không?
Mình đem cháu sang đó khám thì BS kết luận cháu bị hội chúng Tăng động giảm chú ý (ADHD) sau khi làm điện nảo đồ có kết luận là bình thường tại lúc đo và thực hiện bài test dài 2 tiếng đồng hồ. BS có kê toa thuốc 1) Doradep 800mg 10v 2) Respidon 2mg 5v và Omega 3. Mình ngại quá không biết có nên cho con uống hay không? khi search trên Internet thấy rằng đây là loại thuốc an thần, mình không yên tâm nên quyết định không cho uống.

Tiếp tục tìm hiểu thì có mẹ bên WTT mách ở BV THiên Phước ở ĐBP có khám bệnh đó. Mình đưa cháu sang đó thì BS Giang ở đó cũng nói cháu bị chứng ADHD rồi cho thuốc 1) Peracetam 400g 2) annafranil 10mg. Mình có hỏi BS song song việc trị liệu bằng thuốc có phương pháp trị liệu tâm lý nào không? thì BS bảo không cần. Mình ngại quá, bởi con trai mình bị rối loạn ngôn ngữ là chính, mà RLNN mà không luyện tập thì làm sao đây??? Vì vậy mình ngừng luôn.

Rồi tình cờ qua một BS quen mình biết một chuyên gia tâm lý đang bảo vệ luận án tiến sỹ ở đề tài Điều chỉnh hành vi rối loạn ở trẻ, cô này tiếp xúc và làm việc với cháu trong 5 buổi ( 1 tiếng/ buổi) trong 5 tuần.Sau khi làm việc xong cô kết luận: Cháu có rối loạn về ngôn ngữ, khả năng tập trung, khả năng ức chế màu sắc.. tuy nhiên cháu rất thông minh và nếu có phương pháp điều chỉnh hành vi đúng đắn thì sẽ hòa nhập với các trẻ bình thường nhanh. Cô ấy cũng đưa ra nhiều phương pháp nhưng mình áp dụng thấy chẳng ăn thua. hay là vì bụt nhà không thiêng. Mình hoang mang quá mong các chuyên gia và các PH tư vấn thêm cho mình và nếu có thể cho con mình tham gia trị liệu chứng ADD hay chứng gì có liên quan những triệu chứng mình kể trên. Mình mong BQT diễn đàn và các PH tận tình giúp đỡ
Chó Odie
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 11 23, 2010 9:37 pm

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 11 27, 2010 6:12 pm

Mình hoang mang quá mong các chuyên gia và các PH tư vấn thêm cho mình và nếu có thể cho con mình tham gia trị liệu chứng ADD hay chứng gì có liên quan những triệu chứng mình kể trên. Mình mong BQT diễn đàn và các PH tận tình giúp đỡ


Chào bạn,

Xin lỗi vì tuần này bên đây là Lễ Tạ Ơn nên mọi người nghỉ phép, bài vở gửI tới cho mình một đống, hôm nay mình mới đăng lên trả lời cho bạn được.

Vì hiện giờ CCM không có mặt tại VN nên chưa thẩm định cho bé được, mình sẽ đưa bài viết của chị để tham khảo sâu thêm. Trong lúc này, bạn có thể cho bé làm các bài tập sau đây rồi cho mình biết kết quả nhé:

- Cho bé vẽ các hình tròn . Khi bé vẽ đã quen tay, yêu cầu bé vẽ 2 tay, mỗi tay vẽ 1 vòng tròn .
- Nếu bé vẽ được 2 tay 2 vòng tròn, tiếp tục yêu cầu bé vẽ 2 tay 2 vòng tròn khác, nhưng lần này một vòng tròn to hơn vòng tròn kia .

Quan trọng là bé vẽ cho tương đối tròn, không cần phải vẽ nhanh bạn nhé . Đây là một bài tập đơn giản thử độ tập trung. Bạn cho bé làm xong thì cho mình biết các chi tiết sau:

- Bé vẽ bao lâu thì xong?
- Hành vi của bé trong lúc vẽ?
- Phản ứng (bực bội) khi vẽ không được nếu xảy ra?

Về vốn từ của bé, bạn coi lại phần <Nguồn liệu> / Chuẩn phát triển trẻ 6 tuổi http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=153 rồi cho biết bé làm được những gì nhé
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin hỏi về Hội chứng Thiếu chú ý (ADD)

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 11 29, 2010 12:41 am

Phần trả lời từ chuyên gia

Chào bạn,

ADD hay ADHD không phải là rối loạn tâm lý, do đó khi cần thì thuốc có thể
được bác sĩ đề nghị sử dụng. Khi chúng tôi là nhóm giáo dục đặc biệt làm
việc với các em, chúng tôi chú trọng đến khả năng thẩm định chính mình để
biết khi nào mình không ngồi yên nổi, phải làm gì thay vì đứng lên chạy
linh tinh lang tang trong lớp... Chúng tôi cũng giúp các em những
phươngpháp để biết sắp xếp và ghi nhớ công việc. Nói cho cùng, đấy là chữa
cháy mà không phải phòng cháy.

Khi đụng đến thuốc, linh tính của cha mẹ có thể không phải là yếu tố duy
nhất để quyết định vấn đề. Bạn nên quan sát xem sau khi uống thuốc thì phản
ứng ra sao, tốt hơn hay tệ hơn, có những gì tốt, những gì tệ... Dựa trên
đó, bạn bàn thảo với bác sĩ. Tôi biết rằng các bác sĩ ở VN bận rộn nên ít
khi có thời gian bàn thảo kỹ với phụ huynh về phản ứng và phản ứng phụ. Rất
tiếc.

Vậy bạn nên quay lại với việc quan sát con bạn. nếu bạn không dám cho con
uống, hay chưa nghĩ con cần uống, bạn có thể đưa con đi thêm một bác sĩ
khác. Điều quan trọng là đừng uống hôm nay bỏ ngày mai, rồi ngày kia lại
uống.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin hỏi về Hội chứng Thiếu chú ý (ADD)

Gửi bàigửi bởi Chó Odie » T.Tư Tháng 12 01, 2010 8:19 am

Chào Bác Phi,
Rất vui khi thấy Bác trở lại diễn đàn. Mong rằng các Bác vừa mới có Nice holiday đế có thêm sinh lực giúp đở cho đời bớt khổ.
ADD hay ADHD không phải là rối loạn tâm lý, do đó khi cần thì thuốc có thể
được bác sĩ đề nghị sử dụng.

Vậy nó là bệnh lý ah? Vậy là bệnh này có thể chữa lành băng thuốc không Bác???
Mình thấy trong căn bệnh TK vẫn xuất hiện những triệu chứng này mà, vậy có nghĩa là sao ? Bác giải thích cho mẹ cháu hiểu thêm về bệnh của cháu với nhé.

Khi đụng đến thuốc, linh tính của cha mẹ có thể không phải là yếu tố duy
nhất để quyết định vấn đề

Mẹ cháu đồng ý, vì con bệnh mà mẹ không tin BS thì tin vào ai? nhưng Mẹ cháu phân vân quá khi phải điều trị bằng thuốc, cái gì cũng có hai mặt, dùng thuốc có thể chữa lành bệnh nhưng phản ứng phụ của nó cũng khó mà lường được, nếu không thì chữa trâu lành thành trâu què. Mẹ cháu muốn cháu được chữa trị theo liệu pháp an toàn hơn mà không phải đánh đổi gì? vì bản thân cháu cũng đã mất mát nhiều rồi.
Hơn thế nửa như đã nêu ở bài viết trên: Bệnh của cháu nặng nhất là vấn đề ngôn ngữ sau đó là tình trạng thiếu chú ý rồi mới đến tăng động. Tăng động thì có thể kiểm soát được thông qua tập luyện, nhưng tình trạng thiếu chú ý thì mẹ cháu bấtt lực, vì vậy việc học hành của cháu gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, mẹ cháu để ý mức độ tập trung của cháu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Ví dụ như sau 2 ngày nghỉ thư bảy, CN thì ngày thứ hai là ngày cháu có độ tập trung cao nhất. học hành tử tế. Mức độ này giảm dần đến ngày thứ sáu. Cháu học ở trường quốc tế nên chơi là chủ yếu, cũng không phải là học nhiều đâu, cuối tuần thì cháu được ngủ nhiều hơn thôi.
Về ngôn ngữ thì rất nghiêm trọng- cháu không bao giờ kể chuyện mà người khác có thể hiểu khi không có ba mẹ trợ giúp. tập cho cháu bắc chước nói rất khó khăn vì khả năng thiếu chú ý của cháu.
Vì vậy nếu kết luận cháu bị ADHD thì không biết có chính xác không? và liệu đơn thuốc này có hiệu quả không?

bạn nên quay lại với việc quan sát con bạn. nếu bạn không dám cho con
uống, hay chưa nghĩ con cần uống, bạn có thể đưa con đi thêm một bác sĩ
khác. Điều quan trọng là đừng uống hôm nay bỏ ngày mai, rồi ngày kia lại
uống.


Mẹ cháu đã đưa cháu đến 3 nơi để khám

Đầu tiên là BV Nhi Đồng II - BS bảo không phải tự kỷ nhưng tốt hơn hết là qua Bệnh viện tâm thần SG làm điện nảo xem có vấn đề gì không?
Mình đem cháu sang đó khám thì BS kết luận cháu bị hội chúng Tăng động giảm chú ý (ADHD) sau khi làm điện nảo đồ có kết luận là bình thường tại lúc đo và thực hiện bài test dài 2 tiếng đồng hồ. BS có kê toa thuốc 1) Dorabep 800mg 10v 2) Respidon 2mg 5v và Omega 3. Mình search trên google thì được biết thuốc này chữa bệnh chấn thương nảo và chống trầm cảm. Mình có hỏi BS về phản ứng phụ của thuốc thì BS bảo rằng: Thuốc thì không tráh khỏi phản ứng phụ nhưng có bệnh phải chữa thôi, Bác ấy chẳng nói bệnh gì và bảo mẹ nó yên tâm cho con uống đều đặn, mình ngại quá không biết có nên cho con uống hay không? mình đang phân vân về việc nó có chữa lành hay không nên quyết định không cho uống.
Thế rồi tiếp tục tìm hiểu thì có mẹ bên WTT mách ở Phòng khám THiên Phước ở ĐBP có khám bệnh tâm lý. Mình đưa cháu sang đó thì BS Giang ở đó cũng vội vàng kết luận cháu bị chứng ADHD mà không hề nói chuyện gì với cháu, nhìn và chẩn đoán- không hỏi han tiếp cận gì hết, giống như khám bệnh lý bình thường, rồi BS cũng cho đơn thuốc 1) Piracetam 400g 2) annafranil 10mg (loại này rất hiềm phải đi ra Minh Châu mới có, thuốc này bán không kê hóa đơn) . Tương tự công dụng như trên thì thuốc này là hoạt huyết dưỡng nảo và là thuốc chống trầm cảm.
Mình có hỏi BS song song việc trị liệu bằng thuốc có phương pháp trị liệu tâm lý nào không? thì BS bảo không cần.

Mình không biết phải làm gì trong khi con mình cứ ăn nói linh tinh, lang tang, câu trước không ăn nhập câu sau, không có khả năng mô tả sự vật hay kể lại câu chuyện dù là rất ngắn. Cả hai ngôn ngử đều gặp khó khăn trong phát âm. đọc và nói.
Mình chờ đợi các Bác về VN để cho cháu đi thẩm định.
Về việc làm bài tập vẽ vòng tròn thì mẹ cháu chưa kịp cho cháu làm, vì tới hôm nay mới đọc bài trả lời của Bác PHi nên vội vàng hồi âm kẻo sợ đứt liên lạc. Mẹ cháu sẽ báo cáo kết quả bài tập cho bác sớm. Mong nhận được sự trợ giúp của các chuyên gia CCM.
Thân ái.
Chó Odie
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 11 23, 2010 9:37 pm

Re: Xin hỏi về Hội chứng Thiếu chú ý (ADD)

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 12 01, 2010 3:09 pm

Chào chị,

Chị đã đưa cháu đi nhiều bác sĩ, và đang không hoàn toàn an tâm vì bác sĩ "vội vàng" kết luận. Thực ra, với trẻ nhỏ, việc khám định bệnh có thể không phải là để bé ngồi lên, hỏi chuyện, cho làm toán, vẽ hình... RẤt nhiều khi các bác sĩ, chuyên gia chỉ có thể quan sát và phỏng vấn thầy cô, cha mẹ. Về thời lượng khám, cũng khơng nhất thiết phải là 1 giờ đồng hồ hay 5 phút. Dĩ nhiên, tiêu chuẩn vẫn là tìm hiểu về bệnh nhân ở nhiều thời điểm trong ngày, nhiều môi trường khác nhau.

Để biết bé có hiếu động thiếu chú ý không, có thể chẩn đoán qua việc bé ngồi không yên, không tập trung vào món gì lâu (bao lâu thì tùy độ tuổi: 2 tuổi thì ngắn hơn 7 tuổi). Bên cạnh thiếu chú ý hiếu động, trẻ con còn có thể chậm nói và có hành vi hư hỗn. Ngoài ra, nếu có thêm những khó khăn khác về cảm giác, nhận thức, vận động..., các chuyên gia/bác sĩ sẽ nhìn đến những loại rối loạn khác. Ở đây, các bác sĩ đều kết luận ADHD mà không nói đến tự kỷ. Có thể con bạn có rối loạn ngôn ngữ do bạn mô tả bé không nói rõ (rối loạn phát âm) và câu cú không chuẩn xác (rối loạn cách nói). Riêng nhận thức, tôi không thấy bạn nói gì về chẩn đoán của bác sĩ. Thực sự thì nhận thức nằm bên lãnhvực của giáodục hơn là y khoa.

Trở lại vấn đề "tin bác sĩ", bạn đã có những câu hỏi rất tốt cho chúng tôi. Sao bạn không hỏi bác sĩ của bé? Thí dụ, có phản ứng phụ, nhưng phản ứng phụ là gì? Làm sao để biết loại thuốc này hợp với bé? Tôi sẽ thấy bé phản ứng ra sao ngay sau khi uống thuốc?

ADHD là rối loạn, do độ làm việc của não xung động hơn những người khác. Thuốc dùng cho ADHD thường là thuốc dùng cho nhóm bệnh nhân động kinh. Thuốc có tác dụng làm cho độ làm việc của não bớt xung động, nói nôm na là thế. Về phản ứng phụ, ngay lập tức có thể thấy em thì buồn ngủ, lừ đừ, em thì xung động hơn nữa, em lại đi va vấp như say rượu... Về lâu dài, có thể các loại thuốc này khiến tế bào não chết dần, và khoảng... 70 tuổi thì người uống thuốc kém trí nhớ.

Vậy nên uống hay không uống? Đây là quyêt định mà quyền tối hậu và cuối cùng nằm trong tay bạn. Khổ là bạn lại không học y khoa hay các chuyên môn như chúng tôi, mà đã chọn cho mình một chuyên môn khác. Phụ huynh nào cũng bối rối vì thế. Bạn đừng xuống tinh thần. Ngay khi chúng tôi đây có con cái gặp rắc rối, chúng tôi vẫn bối rối như bạn mà thôi: cũng cho con đi khám 2 bác sĩ trở lên, cũng hỏi 1001 câu hỏi, cũng bất an...

Với nhóm chuyên gia CCM, khi chúng tôi khuyên bé A uống thuốc, đó có thể vì bé quá xung động và không thể ngồi yên mà học với bạn bè, lại hay đánh bạn, hư hỗn với cha mẹ. Quan trọng hơn, sau khi uống, bé phải trầm tĩnh hơn, biết thẩm định hành vi của mình hơn. Nếu uống mà không thấy những kết quả tích cực, nhóm bác sĩ/chuyên gia/phụ huynh lại loay hoay tìm loại thuốc khác. (Có nhiều tên thuốc, và mỗi loại hợp với một số em).

Khi chúng tôi có em bệnh nhân B, trí thông minh khiêm tốn, có uống thuốc để trầm tĩnh thì chỉ tăng khả năng hành xử và khả năng sống từ 20 lên 30%, chúng tôi có thể không đề nghị phương thức dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu B uống thuốc - dù khả năng tự chăm sóc chả tăng gì, nhưng lại bớt đánh bạn, đánh ba mẹ thầy cô... thì lại nên!

Nếu thế, thuốc không phải chỉ để thôi tăng động, hiếu động, luôn tay luôn chân, mà để trầm tĩnh mà phát triển kỹ năng nào đó. Bạn nghĩ lại xem khi con trầm tĩnh thì con sẽ làm được gì, học gì.

BẠn cũng nên nhớ này: thuốc không chữa lành ADHD đâu. Chỉ cầm cầm cho con bớt tăng động thôi. Khi con đã trầm tĩnh mà học được điều này điều kia thì con sẽ bỏ thuốc, và tự đối phó với những hiếu động thay vì dựa vào thuốc cả đời. Có thể bạn sẽ buồn, nhưng tôi vẫn nói: ADHD, ADD, tự kỷ... là những gì theo bé hoài hoài.

Khi bác sĩ nói "không cần trị liệu tâm lý", ông/bà ấy nói đúng. Đây không phải chấn động tâm lý. Nhưng điều bé cần được huấn luyện là những kỹ thuật giữ chú ý, lắng nghe ý chính trong bài giảng, thẩm định xem người lớn bảo mình "thôi" thì nên... thôi ngay hay vớ vẩn tí tí (:lol: ), bày tỏ cảm xúc giận dữ một cách thích hợp... Đặc biệt với bé nhà bạn thì còn phải học thêm ngôn ngữ và kiến thức.

Hơn thế nửa như đã nêu ở bài viết trên: Bệnh của cháu nặng nhất là vấn đề ngôn ngữ sau đó là tình trạng thiếu chú ý rồi mới đến tăng động. Tăng động thì có thể kiểm soát được thông qua tập luyện, nhưng tình trạng thiếu chú ý thì mẹ cháu bấtt lực, vì vậy việc học hành của cháu gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, mẹ cháu để ý mức độ tập trung của cháu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Ví dụ như sau 2 ngày nghỉ thư bảy, CN thì ngày thứ hai là ngày cháu có độ tập trung cao nhất. học hành tử tế. Mức độ này giảm dần đến ngày thứ sáu. Cháu học ở trường quốc tế nên chơi là chủ yếu, cũng không phải là học nhiều đâu, cuối tuần thì cháu được ngủ nhiều hơn thôi.


Đây là những chi tiết quan trọng.

1. Ngôn ngữ: bé có rối loạn ngôn ngữ cả hai dạng phát âm và cách bày tỏ.
2. Tăng động: nếu bạn tập được tăng động, lẽ ra bạn phải tập được tình trạng thiếu chú ý. Nhớ đừng đánh đập dọa nạt để bắt con ngồi yên. Con phải thấy rằng ngồi yên có lợi (có thưởng, được khen...).
3. Nếu cuối tuần bé tăng động hơn đầu tuần, có thể môi trường đang làm cho bé mệt. Có thể tai bé rất thính (phần lớn các em này thính tai vô cùng), và những ồn ào náo nhiệt của trường lớp làm bé mệt tai. Khi đó, thường thì trẻ sẽ la to, hát nghêu ngao, khóc gào để chắn những âm thanh ồn ào ấy. Có thể những bài vở của lớp dồn dần dần từ thứ 2 đến thứ 6 khiến khả năng cố gắng của bé cạn vào cuối tuần. Khi cạn, bé không làm bài nữa, mà ngồi yên thì chán nên bắt đầu động đậy chân tay, chạy chỗ này chỗ kia, thò tay lấy cái này cái kia... Điều bạn nên làm là để ý xem có những hoạt động nào của lớp thì con ngồi yên luâ hơn, hoạt động nào thì con táy máy nghịch ngợm, giờ nào con tỉnh táo ngoan ngoãn, giờ nào con không vâng lời...

Kết luận, con của bạn cần được thẩm định không chỉ rối loạn thiếu chú ý. Tri thức, ngôn ngữ, hành vi nữa bạn ạ. Bạn cũng nên để ý lại xem khả năng cầm bút cầm kéo, khả năng chạy nhảy, khả năng tự chăm sóc bản thân của con ra sao.

Điều cần nhất là đừng rối lên nhé.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Xin hỏi về Hội chứng Thiếu chú ý (ADD)

Gửi bàigửi bởi Chó Odie » T.Năm Tháng 12 02, 2010 10:18 am

Thân chào Bác Tường Anh và nhóm chuyên gia giáo dục đặc biệt CCM
Đầu tiên, cho mẹ cháu (không biết tuổi tác thế nào nên cho mẹ cháu xưng hô vậy cho tiện) gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Nhóm CGGDĐB nói chung và Bác Tường Anh nói riêng. Từ lúc trong lòng canh cánh nổi niềm về bệnh tật của con, thì đây lần đầu tiên mẹ cháu có được sự chia sẽ vừa có tính chuyên môn vừa có sự đồng cảm. Khi nhận thấy sự bất thường trong phát triển của con, mẹ cháu chia sẽ chuyện này với rất nhiều người- họ hàng, bạn bè ..., không nhiều người biết về căn bệnh này, những người hiểu biết chút ít thì cũng chỉ biết lắng nghe và sau đó thì kết luận rằng: Mẹ quá lo nên khi nào cũng nhìn con thấy bệnh. Thậm chí ba cháu và cả cô giáo của cháu cũng cho rằng mẹ cháu hơi cường điệu về căn bệnh của con mình. Vì vậy mẹ cháu rất cô đơn trong việc nỗ lực tìm cách chữa bệnh cho con. Nhưng hôm nay thì mẹ cháu không còn cô đơn, đã không còn bơ vơ lạc lỏng trên con đường khó khăn này. Nhiều lúc, mẹ cháu rất buồn và chán nản khi thấy con như vây, nhưng vào forum này, mẹ cháu mới thấy sự vĩ đại của tấm lòng người mẹ có con TK và điều đó làm mẹ cháu mạnh mẽ hơn rất nhiều. Quay lại chuyện của cháu:

Để biết bé có hiếu động thiếu chú ý không, có thể chẩn đoán qua việc bé ngồi không yên, không tập trung vào món gì lâu (bao lâu thì tùy độ tuổi: 2 tuổi thì ngắn hơn 7 tuổi). Bên cạnh thiếu chú ý hiếu động, trẻ con còn có thể chậm nói và có hành vi hư hỗn. Ngoài ra, nếu có thêm những khó khăn khác về cảm giác, nhận thức, vận động..., các chuyên gia/bác sĩ sẽ nhìn đến những loại rối loạn khác. Ở đây, các bác sĩ đều kết luận ADHD mà không nói đến tự kỷ. Có thể con bạn có rối loạn ngôn ngữ do bạn mô tả bé không nói rõ (rối loạn phát âm) và câu cú không chuẩn xác (rối loạn cách nói). Riêng nhận thức, tôi không thấy bạn nói gì về chẩn đoán của bác sĩ. Thực sự thì nhận thức nằm bên lãnhvực của giáodục hơn là y khoa.


Mẹ cháu lượt sơ tình hình phát triển của cháu để bác có thêm thông tin nhận định cháu có bị ADHD hay không ? và nặng nhẹ đến mức nào?
Từ lúc sinh ra cho đến 2,5 tuổi cháu phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác ngoại trừ khả năng nói, còn về cảm giác, nhận thức, vận động đều OK ( cháu đạp xe được lúc 15 tháng -khoảng 1 tháng sau khi đi vững vàng, không có dấu hiệu của TK.

Đến khi đi học mẹ cháu mới bắc đầu lờ mở nhận ra con mình không bình thường, cụ thể là: cháu không tô màu theo đúng yêu cầu của cô giáo ( chắc là do tay chân vụng về), Cháu không đọc thuộc bài thơ, hay bài hát cô vừa mới dạy ( chắc là không tập trung) trong lúc 2/3 các bạn trong lớp làm được điều đó. Đi học về mẹ hỏi: hôm nay cô giáo dạy gì thì con bảo không biết, ăn gì? thì có khi biết tên món ăn thì nói- không biết thì không nó- chứ không diễn tả món ăn đó như thế nào? màu gì? ăn nó ra sao? mẹ hỏi cô có nói gì con không? thì cháu bảo: cô chỉ nói "Nhân ngồi yên". Về sau các lớp lớn hơn thì cháu cũng biết diễn tả nhiều hơn nhưng cứ như là chậm phát triển ấy ( trong ngôn ngữ thôi), chứ còn về mặt vận động, logic học và cảm nhận thì cháu bình thường, thậm chí là lanh hơn những đứa bạn cùng trang lứa.
Ví dụ: Đi xe đạp rất giỏi nhé ( trong khi những đứa trẻ khác còn sợ hải khi ngồi lên xe thì bé đạp vèo vèo, lạng lách đủ các kiểu, khi chơi đá bóng, cháu biết lừa như thế nào để vào được khung thành và mặt dù rất muốn được công nhận thành tích cá nhân nhưng trong trường hợp xét thấy không thể làm bàn được từ vị trí của mình thì cháu cũng biết đưa banh cho đồng đội.
Học hỏi rất nhanh về cách thức thao tác món đồ chơi, lắp ráp hoặc tháo rời, tuy nhiên thường thì bé bắc chước người lớn làm hoặc là tự làm chứ không nhìn theo hướng dẫn, luôn nôn nóng làm tắc mọi chuyện cho nhanh chứ không theo trình tự như hướng dẫn. Nếu quy trình đơn giản thì ok nhưng phức tạp hơn một chút thì hay nản chí.
Có tính suy luận: ví dụ: về nhà thấy có đôi dép lạ thì hỏi ngay nhà mình có ai vậy? hoặc thấy võ hộp đồ chơi lạ thì biết ngay ai đó đem đồ chơi đến cho mình....
Rất nhạy cảm: khi mẹ vui hay buồn con đều hỏi thăm. Khi ba la mẹ con ôm chầm lấy mẹ mà khóc ( lúc 3 tuổi ) giờ thì lấm lét đứng nhìn- không nói gì nhưng con thích bênh mẹ hơn- nói chung là con rất tình cảm. Con rất hiếu động, đứng ngồi không yên lăng xăng chạy đi chạy lại, lấy cái này, vứt cái kia. mức độ hiếu động giảm dần khi cháu lớn hơn.
Vào thời gian đó, mẹ cháu cũng có đem con đến BV Nhi Đồng II khám tâm lý nhưng BS bảo là bình thường, chỉ hơi chậm nói , mẹ cố gắng luyện tập thêm cho con nói. Thế rồi trong thời gian này bé lại có chứng bệnh viêm amidan và VA phì đại, BS TMH cho hay, do việc phì đại Amidal làm cho bé có khó khăn trong việc phát âm và nói . Thêm vào đó là do do tâm lý không chấp nhận con mình bị khiếm khuyết ( mà thật ra nó chỉ hiếu động và nói ngọng nghịu làm người nghe khó hiểu thôi chứ có gì khác thường đâu nhỉ) nên mình cứ tin lời BS TMH và cố gắng lờ đi cái cảm giác con mình KHÔNG BÌNH THƯỜNG. Và thế là mẹ cháu cứ để bệnh của con trôi qua trong thời gian vàng ngọc của tuổi mầm non mà không hề có sự can thiệp hay hỗ trợ nào.
Những điều mẹ cháu kể trên đây là thời gian từ lúc đi học (2,5t) cho đến trước khi vào lớp 1 (6t)
Khi cháu vào lớp một thì cháu có những tiến bộ rỏ rệt về tăng động- ví dụ như là: muốn ra khỏi lớp con không còn chạy một mạch như trước nửa mà từ từ đi. Không đi linh tinh, lang tang trong giờ học, ít ngắt lời người khác nói, muốn nói phải giơ tay....( những behavior mà cô giáo dạy và mẹ rèn mỗi ngày) tuy nhiên, khi tập trung làm chuyện gì đó như học bài, xem TV chẳn hạn thì tay chân vẫn cứ không yên, bứt cái này vặt cái nọ.
Ngoài giờ học ở trường ra ( từ 8 am- 4pm) mỗi tối mẹ cháu bắc vào ngồi bàn học khoảng 1 h nhưng thường thì kéo dài 1h30 vì phải đi toilet, phải uống nước, phải..., . Sự luyện tập này bắc đầu từ tháng sáu nhưng đến nay nếu không dụ dỗ, hứa hẹn, dọa nạt, gào thét thì không bao giờ tự động vào bàn học. Vào học rồi thì cứ lấy viết vẽ linh tinh chứ không tập trung vào học, đôi khi vừa mới viết chưa xong một từ lại nói linh tinh cái gì không ra cái gì hoặc tay chân lại mâm mê thứ gì đó thường là đồ chơi hay thậm chí là mẫu giấy vụn...nếu nói thực sự ngồi yên không được 5 phút, thậm chí vừa mới nhắc nhở con ngồi ngoan để học thì 30" sau con đã ngẩng đầu lên nói này nói kia, mà những câu chuyện đó chẳng hề ăn nhập với bài tập đang làm, nói chung hay lo ra chứ không chú tâm vào học.
Nếu lúc nào cháu khỏe và vui ( được mẹ khen - tinh thần sảng khoái) thì cháu học cũng không đến nổi nào- có thể đọc được truyện ngắn đơn giản với vốn từ đã được học. Tuy nhiên khi không thích học hay bực mình thì cháu không tài nào đọc được, một từ đơn giản cứ lập đi lập lại nhưng cháu không thể nhớ nổi, vừa mới đọc dòng trên lại quên ngay ở dòng dưới, thậm chí là trong cùng một câu có 2 từ, từ trước đọc được ( do đoán) từ sau giống i chang nhưng không đọc được.) Rất khó khăn trong việc phát âm r, tr.
Về viết thì so với các bạn cháu viết cũng khá, nhưng cũng có lúc- khi mẹ ngồi kèm bên thì viết rất đẹp, nhưng bài vở ở trường thì viết xấu hơn. Chỉ có điều, cháu nói từ đó được sử dụng nhiều trong cách dùng câu, nói hàng ngày , đọc được nhưng cháu viết không được. Ví dụ: He is my best friend/ Do you go to school today? Best friend hay school thì quá quen thuộc nhưng khi đọc lên cháu không viết được và thậm chí viết rồi và viết lại nếu không nhìn chữ đó thì vẩn không viết được. Cháu không nhờ trật tự của các từ và hay nhầm lẫn giữa chữ b và d, P và q.
Ngoài những hành vi hiếu động thiếu chú ý và chậm Phát triễn NN ra cháu không có thái độ hư hổn nào, tuy nhiên lâu lâu vẫn có đánh bạn ( chuyện này thì bình thường ở trè con mà) Những hoạt động làm cháu tập trung nhất là coi phim ( hoạt hình) và chơi game ( ngôn ngữ)- ngồi bao lâu cũng được. mặt dù coi phim thì tung hứng tay chân vẫn khua liên tục- hoặc đến những đoạn gây cấn thì cứ nhảy cẩng lên ( mặt dù phim đó đã coi không dưới 10 lần).

Trở lại vấn đề "tin bác sĩ", bạn đã có những câu hỏi rất tốt cho chúng tôi. Sao bạn không hỏi bác sĩ của bé? Thí dụ, có phản ứng phụ, nhưng phản ứng phụ là gì? Làm sao để biết loại thuốc này hợp với bé? Tôi sẽ thấy bé phản ứng ra sao ngay sau khi uống thuốc?

Việc BS tư vấn không tới nơi và áp đặc cách chữa trị là tình hình chung ở VN, BS ít có cơ hội giải thích cho bố mẹ biết, tại sao phải như thế này hoặc thế kia... Thật ra, mỗi lần đi khám cho con mẹ cháu muốn hỏi nhiều lắm nhưng BS bận rộn, bệnh nhân đông nên nhu cầu được hỏi là điều xa xỉ.
Mẹ cháu không phải là không tin bác sĩ mà không cho con uống thuốc nhưng mẹ cháu muốn cháu được thẩm định một cách chính xác trước khi bắc đầu quá trình điều trị lâu dài, vì việc dùng thuốc phải có tính thường xuyên. Thà chậm một tý nhưng chắc hơn.

1. Ngôn ngữ: bé có rối loạn ngôn ngữ cả hai dạng phát âm và cách bày tỏ.

Đây là vấn đề lớn nhất của con, tội nghiệp con lắm. đôi khi chơi với bạn nói với bạn, bạn không hiểu nên con cứ bị bạn bỏ rơi. Nói chuyện với người lớn, người lớn không hiểu cứ hỏi lại làm bé không tự tin trong việc diễn đạt ý mình muốn nói- rồi từ đó không muốn nói nửa. Dạo này, con hay dùng viết vẽ lên giấy để minh họa cho câu chuyện mình kể nhưng nó cũng chẳng cải thiện được gì. không hiểu tại sao nửa những lúc đó con cũng tập trung lắm vì muốn làm cho mẹ hay ai đó hiểu điểu con muốn nói.

2. Tăng động: nếu bạn tập được tăng động, lẽ ra bạn phải tập được tình trạng thiếu chú ý. Nhớ đừng đánh đập dọa nạt để bắt con ngồi yên. Con phải thấy rằng ngồi yên có lợi (có thưởng, được khen...).

Tập được tăng động một phần là nhờ cô giáo ( đây là behavior của học sinh) và mẹ rèn thêm mỗi ngày nên con không còn chạy ào đi khi muốn di chuyển đến vị trí khác, biết đợi đến lượt mình, giảm việc chen ngang khi người khác nói, không đi linh lang tang không có chủ đích.... Nhưng sao tình trạng thiếu chú vẫn không cải thiện được. Hay là chắc mẹ cháu không sử dụng đúng kỹ thuật hay sao ấy, cái này chắc phải nhở chuyên gia thôi.

3. Nếu cuối tuần bé tăng động hơn đầu tuần, có thể môi trường đang làm cho bé mệt. Có thể tai bé rất thính (phần lớn các em này thính tai vô cùng), và những ồn ào náo nhiệt của trường lớp làm bé mệt tai. Khi đó, thường thì trẻ sẽ la to, hát nghêu ngao, khóc gào để chắn những âm thanh ồn ào ấy. Có thể những bài vở của lớp dồn dần dần từ thứ 2 đến thứ 6 khiến khả năng cố gắng của bé cạn vào cuối tuần. Khi cạn, bé không làm bài nữa, mà ngồi yên thì chán nên bắt đầu động đậy chân tay, chạy chỗ này chỗ kia, thò tay lấy cái này cái kia... Điều bạn nên làm là để ý xem có những hoạt động nào của lớp thì con ngồi yên luâ hơn, hoạt động nào thì con táy máy nghịch ngợm, giờ nào con tỉnh táo ngoan ngoãn, giờ nào con không vâng lời...

Đúng là bé không thích ồn ào, khi con ở trong mt ồn ào là bệnh con nặng thêm. Những lúc, mệt mõi thiếu ngủ thì tình hình càng tồi tệ hơn. Ở trong lớp, nghe cô giáo bảo, chỉ có giờ tập viết là cháu hay lo ra thôi chứ các giờ khác cháu ngoan. Nhưng ở nhà mẹ thấy cháu chỉ muốn chơi chẳng thích học gì.

Kết luận, con của bạn cần được thẩm định không chỉ rối loạn thiếu chú ý. Tri thức, ngôn ngữ, hành vi nữa bạn ạ. Bạn cũng nên để ý lại xem khả năng cầm bút cầm kéo, khả năng chạy nhảy, khả năng tự chăm sóc bản thân của con ra sao.


Mẹ cháu rất muốn thẩm định tấc cả những rối loạn như bác đề nghị. Vậy khi nào thì nhóm chuyên gia CCM sang Vn và thực hiện thẩm định. Hồ sơ và thủ tục thẩm định thực hiện ntn thì nhờ bác tư vấn luôn nhé.
MỘt lần nửa cám ơn về sự lắng nghe và chia sẽ này.
Thân ái
Chó Odie
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 11 23, 2010 9:37 pm

Re: Xin hỏi về Hội chứng Thiếu chú ý (ADD)

Gửi bàigửi bởi Chó Odie » T.Năm Tháng 12 02, 2010 10:38 am

Mẹ cháu muốn bổ sung thêm bài viết về báo cáo bài tập mà hôm trước Bác Phi cho:
Tình hình là: Khi bảo cháu vẽ vòng tròn bằng tay phải thì không việc gì, cháu nguệch 1 cái là xong ( nhưng không phải hình tròn hình méo) Mẹ yêu cầu cháy vẽ nghiêm túc hơn, cháu đồng ý. Sau đó, kếu cháu vẽ tay trái, thì cháu phàn nàn là khó quá ( không quen dùng tay trái) nhưng mẹ cứ bảo con vẽ đi thì cháu vẽ đi để biết được con có sử dụng tay trái được không? lúc đầu cháu vẽ xấu lắm nhưng vẽ một hồi cũng thành vong khép kín chứ chưa được hình tròn. Sau đó yêu cầu hai tay thì lúc này cháu có phản ứng. cháu hỏi mẹ làm thế này để làm gì? Mẹ hỏi để xem con có thông minh không? vậy là cu cậu cố chứng tỏ mình là người thông minh bằng cách cố gắng để vẽ, sau khi họa nhiều vỏng không kín thì cuối cùng cũng vẽ được hai vỏng khép kín nhưng điều kiện là hai vòng phải gần nhau, nếu xa nhau thì không vẽ được vì cứ phải nhìn hình ờ tay trái rồi lại tay phải nên rất khó hoàn thành.
Chưa vẽ được hình to và nhỏ ở hai tay. ngày mai mẹ sẽ tiếp tục.
Chó Odie
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 11 23, 2010 9:37 pm

Re: Xin hỏi về Hội chứng Thiếu chú ý (ADD)

Gửi bàigửi bởi tuxasphy » T.Bảy Tháng 1 07, 2017 9:17 am

Chào chị! Tôi cũn g có con trai 8 tuổi ADHD dạng phối hợp. Cháu cũng có những biểu hiện tăng động, giảm chú ý như bé nhà chị. Chị nói cháu lớn hơn thì có giảm tăng động nhờ sự giáo dục của mẹ và cô. Tôi thực sự muốn học hỏi kinh nghiệm này từ chị. Và tôi cũng muốn biét những biến chuyển của cháu nhà chị từ đó đến nay thế nào? Rất mong chị hồi âm.
tuxasphy
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 1 28, 2015 3:24 pm

Re: Xin hỏi về Hội chứng Thiếu chú ý (ADD)

Gửi bàigửi bởi niem tin » T.Tư Tháng 7 12, 2017 6:27 pm

Chào chị! em cũng có con trai 7 tuổi ADHD . Cháu cũng có những biểu hiện tăng động, giảm chú ý như bé nhà chị. Chị nói cháu lớn hơn thì có giảm tăng động nhờ sự giáo dục của mẹ . em thực sự muốn học hỏi kinh nghiệm này từ chị. chị có cho cháu dùng thuốc không ạ? bác sí kê cho bé nhà em thuốc concerta 18mg. em hoang mang quá, không biết có cho con uống thuốc không nữa. Em rất muốn biết những biến chuyển của cháu nhà chị từ đó đến nay thế nào? Rất rất rất mong chị hồi âm. Mail của em: niemtin2323@gmail.com
niem tin
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 7 12, 2017 5:28 pm


Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách.

cron