Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi MeViet2012 » T.Tư Tháng 1 22, 2014 2:15 am

Xin gửi lời chào thân ái đến tất cả các mẹ và những chuyên gia tham gia diễn đàn!
Mình có một bé trai , giờ cháu đã gần được 18 tháng , cách đây 1 tháng gia đình thấy cháu có những biểu hiện chậm hơn so với trẻ thường nên mình quyết định cho con đi khám tại Nhi TW. Bác sĩ chuẩn đoán con mình bị rối loạn phát triển và yêu cầu gia đình về cho cháu đi học mẫu giáo.
Ngay lập tức, mình đã lao đầu vào tìm kiếm thông tin về hội chứng tự kỷ.Bé nhà mình là đứa nhanh nhẹn, vui tươi, hoạt bát, nhưng vì lý do công việc, vợ chồng mình đi làm và giao cháu cho giúp việc, cô giúp việc cả ngày ko nói 1 câu, chỉ cho cháu ăn và chăm cháu như 1 cái máy và đặc biệt cho cháu xem quảng cáo cả ngày. Vì bố mẹ chủ quan trong việc nuôi dạy con nên mình cũng chưa mua đồ chơi thông minh xếp hình cho con chơi bao giờ,Đến khi nhận ra thì đã thấy con có những biểu hiện như sau:
Những biểu hiện đáng ngại khi cháu 17 tháng
1, Gọi tên ít đáp ứng (chỉ khi cháu chủ định tìm mẹ)
2, Không biết chỉ tay
3,Chưa nói được từ đơn nào (dù 9 tháng bập bẹ mẹ mẹ, măm măm rất rõ)
4,chưa biết xin
5,Biết chào và hoan hô từ lúc 12 tháng nhưng lại mất kể từ khi cho cháu tiếp xúc quảng cáo quá nhiều
6,Hay ăn vạ
7/ Thỉnh thoảng đi nhón gót
8/Thỉng thoảng quay vòng
9/ Thỉng thoảng lật bánh xe oto xoay tròn
10/Ít hiểu mệnh lệnh và lời của mẹ (chỉ trừ khi mẹ lắc đầu không cho làm gì đó hay mẹ quát thì mới biết)
11/ Dãi dớt nhiều
Sau đó, gia đình mình cho cháu đi học nhà trẻ và bắt đầu quan tâm, nói chuyên và dạy dỗ cháu nhiều hơn , đặc biệt mình có nhờ 1 cô giáo về can thiệp chuyên biệt 1h môi ngày, chỉ sau 3 tuần, cháu có những tiến bộ sau
1/Giao tiếp mắt rất tốt
2/ Hay cười khi mẹ đùa
3/Biết chơi tất cả các đồ chơi xếp hình thông minh đơn giản bằng gỗ chỉ qua 1-2 lần chỉ bảo
3/Biết giả vờ nghe điện thoại, xúc cho búp bê ăn, cho mình và cho người khác ăn
4/Cười đùa nhiều hơn
5/Nhận ra người thân dù chỉ thoáng qua ngoài đường
6/kHI trèo cầu thang, rất cẩn thận khi trèo xuống
7/Rất thích chơi với các bạn
8/Bớt dãi dớt
9/Cắt hẳn hành vi ăn vạ chỉ sau 2 ngày uốn nắn nghiêm khắc
10/Biết chỉ khi cần lấy cái gì đó hay khi quan tâm tới vật gì
11/Bắt đầu bập bẹ bà bà, ơi ơi, chơi chơi nhưng ko đúng hoàn cảnh
12/Biết chìa tay ra xin đồ ăn
13/Hay đòi ăn những món ăn trên mâm, hoặc thấy đứa trẻ khác ăn
14/biết khoe đồ chơi với người khác
15/ Không còn có hành vi bất thường
Mặc dù cháu còn rất chậm so với trẻ khác nhưng với thời lượng thời gian can thiệp 3 tuần mà con có những bước tiến bộ vậy mình thấy thật sự rất mừng
Mình có đưa con đến khám 1 giáo sư nối tiếng trong lĩnh vực tâm thấn, bác khẳng định bé nhà mình không bị tự kỷ mà có 1 trong 2 khả năng
- chậm nói
-Chậm phát triển trí tuệ
Giờ đây mình rất phân vân, liệu con mình Tự kỷ dạng nhẹ, hay chậm nói hay chậm phát triểm trí tuệ
Mình rất mong các mẹ thông thái và các chuyên gia cho mình lời khuyên ở thời điểm này
Mình vô cùng cảm ơn!
MeViet2012
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 1 22, 2014 12:50 am

Re: Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 1 22, 2014 6:54 pm

Giờ đây mình rất phân vân, liệu con mình Tự kỷ dạng nhẹ, hay chậm nói hay chậm phát triểm trí tuệ


Khi dùng chữ "chậm", người ta nói tới 2 khái niệm như sau:

1/ Khởi đầu chậm, tức là bé có kỹ năng gì đó ngang với một trẻ ở độ tuổi thấp hơn
2/ Tốc độ phát triển chậm, tức là ngày sẽ càng cách biệt so với chuẩn phát triển

Và đánh giá xem trẻ TK hay Chậm phát triển (TT hay NN) không phải là chuyện dễ dàng . Hàng năm đều có case đánh giá sai. May mắn là trong giai đoạn đầu can thiệp thì hướng đi giống nhau, cho nên lầm lúc đầu cũng không sao, lầm mãi thì không nên.

Con bạn đã gặp một người có chuyên môn và họ đã có kết luận như vậy, và giả sử họ làm đúng quy trình, thì không thể có ai khác chẩn đoán trên mạng chính xác hơn được bạn ạ. Vậy thì câu trả lời của tôi cho bạn là một chuyên gia làm việc khoa học sẽ không thể trả lời bạn qua mạng.

Còn câu hỏi của tôi cho bạn là vì sao bạn lo lắng muốn biết con mình TK hay Chậm phát triển trí tuệ (gặp tôi thì tôi cũng lo). Ý tôi hỏi đây là bạn có đang quyết định làm gì đó khác đi dựa trên kết quả TK hay Chậm phát triển hay không?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi MeViet2012 » T.Tư Tháng 1 22, 2014 7:39 pm

Chào anh Phi,
Em rất cảm ơn vì những chia sẻ chân thành và chuyên sâu của anh.
Ngay sau khi đưa con đi khám và được bác sĩ chuẩn đoán con rối loạn phát triển , ngay lập tức mình đã có những tác động ngay
1. Cho giúp việc nghỉ và đưa con đi học lớp nhà trẻ bình thường
2. Liên hệ cô giáo can thiệp đặc biệt vào buối sáng 1h trước khi đi nhà trẻ
3. Mua và sắm toàn bộ góc chơi và học tập của con ( bao gồm tranh ảnh, thảm, đồ chơi gỗ và nhựa thông minh)
4. Dành tối đa thời gian ở nhà cho con ( vợ chồng mình vẫn đi làm giờ hành chính)
5. Thường xuyên đưa con ra các nơi công cộng vào các buổi tối
6. Cùng con chơi đồ chơi, dạy con các mệnh lênh đơn giản, và nói chuyện thật nhiều với con
7. Thay đổi lại thói quen sinh hoạt của con ( giờ ngủ trưa và ngủ tối sớm hơn)
8. Thiết lập thái độ nghiêm khắc với con bằng nét mặt và giọng nói( tuyệt đối không dỗ dành khi con ăn vạ, và khen ngợi ôm ấp khi con hết khóc)
9. Cùng với toàn thể gia đình như ông bà nội ngoại, cô bác chơi và nói chuyện với bé
Đấy là tất cả những động thái mình đã và đang cố gắng làm 3 tuần nay kể từ khi phát hiện con có sự Chậm.
Em rất muốn được nghe những ý kiến và lời khuyên đánh giá của anh Phi và các chuyên gia.
Em đã từng đưa con đi khám của 1 bác giáo sư Đinh Đăng Hòe , bác chuyên về nghiên cứu hội chứng này. Nhưng thời gian bác tiếp xúc bé nhà mình chỉ là quan sát ánh mắt và thái độ của cháu khi nói chuyện với bố mẹ chứ không qua 1 bài test nào. Theo em, có thể bác đánh giá qua ánh mắt của bé nên mới kết luận vậy.
Em rất mong những lời khuyên từ những nhóm chuyên gia như anh Phi và nhiều anh chị khác để em can thiệp tích cực và thành công cho bé vì hiện tại dù tiến bộ nhưng bé vẫn còn rất chậm.
Em xin chân thành cảm ơn !
MeViet2012
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 1 22, 2014 12:50 am

Re: Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 1 22, 2014 8:38 pm

Chào bạn,

Vậy mình dẹp việc bé có rối loạn gì qua một bên nhé vì không đủ dữ kiện để bàn, sẽ chỉ nói về cách bạn đang can thiệp.

Từ cái số 1 tới số 9 bạn đang làm, ngọai trừ số 7 và 8, thì là những việc nên làm, cho nên cũng không có gì để bàn cả. Riêng vịêc số 8 thì tôi không chắc là có nên hay không?

Nếu bé ăn vạ vì hành vi thì bạn làm là đúng, nếu bé ăn vạ vì chưa đủ ngôn ngữ diễn đạt, và hành vi đó là hành vi muốn giao tiếp thì bạn không nên làm vậy. Đây là chỗ bí của tôi vì tôi không biết bé của bạn là hành vi hay do ngôn ngữ cho nên không khuyên cụ thể được.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi sandy_wildgrass » T.Tư Tháng 1 22, 2014 8:42 pm

Xin chào các ông bố bà mẹ thông thái, ai gpặ trường hợp giống con em thì tư vấn giúp em với.
Bé gái nhà em được 16 tháng, rất năng động, nhanh nhẹn, nói nhiều, nói chung là bắt chước rất nhanh nhưng em thấy cháu có 1 số biểu hiện lạ như sau:
1/ Bé biết đi từ lúc 11 tháng 20 ngày nhưng bây giờ 16 tháng vẫn cứ đi đụng đồ vật và té hoài mặc dù leo trèo rất gỏi (có thể tự leo lên gác vì mỗi lần leo là bám rất chắc- gỡ cung ko ra)
2/ Bé thích đi ra ngoài chơi nhưng lại không thích chơi chung với những bé khác mặc dù ban đầu mới gặp gọi tên hớn hở nhưng xong rồi tự chơi 1 mình.
3/ Bé thỉnh thoảng tự xoay vòng hoặc lấy đồ vật đặt xuống đất xoay.
4/ Đang ngồi trên xe thì đi xuống tự lật xe và quay bánh xe nói là sửa (sửa xe).
5/ Thỉnh thoảng đi nhón gót
6/ Bắt chước và nói theo nhanh nhưng khi yêu cầu thích thì bé làm mà không thích thì thôi (70% là không làm theo yêu cầu). Khi làm điều gì mà càng bị la hoặc ngăn cản thì bé lại càng tiếp tục làm tới giống như cố tình ý.
7/ Bé nói nhiều, hay ngồi nghiên cứu, tập trung vào 1 món đồ chơi mới.
8/ Gặp bé nào lạ mà tới gần nắm tay là sợ, khóc ôm lấy mẹ. Chỉ thích chơi với 1 bé hàng xóm hơn cháu 3 tuổi vì bé này rất hay quậy phá và con em toàn bắt chước theo. Có nhiều trò nguy hiểm nhưng bé không sợ và khi bị đánh vào mông mặc dù rất đau nhưng không sợ, chỉ hơi nhăn 1 tí rồi thôi.
9/ Hay nhặt tóc rụng cho vào miệng, mẹ bế thì thỉnh thoảng liếm tóc mẹ.

Với những triệu chứng như vậy, em có nên cho cháu nhà em đi khám không ah?
Em xin cám ơn!
sandy_wildgrass
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 1 22, 2014 8:24 pm

Re: Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi MeViet2012 » T.Tư Tháng 1 22, 2014 9:05 pm

Em rất chân thành cảm ơn hồi đáp của anh Phi

Em xin trình bày rõ hơn về điều số 7 và 8

Điều số 7: thay đổi lại giờ sinh hoạt cho bé, thực ra trước khi phát hiện cháu có biểu hiện chậm, vợ chồng em thường bỏ mặc con chơi 1 mình và xem ti vi, 2 vợ chồng mỗi người 1 việc ngồi máy tính rất khuya nên để đèn sáng, vì bố mẹ ngủ muộn nên bé nhà em cũng theo nếp đến 12h mới đi ngủ cùng bố mẹ, buổi trưa thì lúc ngủ sớm, lúc ngủ muộn vì sáng bé dậy khá muộn. Vợ chồng em đã thống nhất lại cách sinh hoạt, cho bé ngủ lúc 9h30 Tối và tắt đèn cả nhà sinh hoạt theo bé, buổi trưa thì theo giờ nhà trẻ 11h bé đi ngủ.Chỉ sau vài ngày, đồng hồ sinh học của bé được thay đổi và giờ cứ đến giờ là bé buồn ngủ đi ngủ.
Điều số 8: Thiêt lập lại thái độ nghiêm khắc với bé. Tất nhiên em chỉ kiên quyết nghiêm khắc và bỏ lơ bé khi bé có hành vi ăn vạ đòi hỏi gì đó không được , và chỉ sau 3 lần để bé khóc (khá lâu, tầm 30 phút, bé vừa ăn vạ vừa chạy ra đứng trước mặt từng người hoặc làm hành động gây chú ý để mọi người để ý) bé đã hoàn toàn cắt hẳn hành vi ăn vạ đòi hỏi vô cớ, có lẽ đây là điều thành công nhất từ trước đến nay . Trước đây bé là đứa được chiều chuộng, nên thương xuyên ăn vạ, đi chơi bé cũng thường xuyên ăn vạ nên trong mắt mọi người bé là đứa bé khá hư. Chỉ sau chưa đến 1 tuần, bỏ lơ khi ăn vạ 3 lần, bé rất nhớ và biến thành đứa trẻ ngoan hiền hoàn toàn khác.
Nhưng những điều em trực tiếp can thiệp cho con vẫn chưa thực sự có bài bản và khoa học, vẫn chỉ "học mót" và làm theo bản năng. Khi tìm thấy diễn đàn concuame, em thực sự như tìm thêm được 1 nguồn thông tin vô cùng hữu ích. Không còn gì bằng khi được sự chỉ bảo và tư vấn trực tiếp từ những chuyên gia trên diễn đàn.

Cô giáo can thiệp đặc biệt cho bé nhà em có 8 năm kinh nghiệm trong nghề khẳng định bé không bị chậm phát triển trí tuệ mà bé đang nằm trong miền tự kỷ(giữa tự kỷ và bình thường), nếu không can thiệp kịp thời thì bé sẽ hướng sang vùng tự kỷ. Và cô cũng khẳng định bé nhà em sẽ khỏi hoàn toàn, vì bé là hoc sinh khá nhất trong những bé cô đã từng dạy và mấu chốt là bé giao tiếp mắt rất tốt.
Vậy, theo anh Phi có thực sự xuất hiện 1 miền tự kỷ và khi tích cực có thể hoàn toàn bình thường không.
MeViet2012
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 1 22, 2014 12:50 am

Re: Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 1 23, 2014 12:33 am

Tôi hiểu cái vụ giờ giấc rồi, bạn làm rất tốt. Việc ăn vạ, nếu đúng là hành vi thì bạn cũng làm rất tốt. Độ nghiêm vừa phải và cả nhà đồng lòng.

Cô giáo can thiệp đặc biệt cho bé nhà em có 8 năm kinh nghiệm trong nghề khẳng định bé không bị chậm phát triển trí tuệ mà bé đang nằm trong miền tự kỷ(giữa tự kỷ và bình thường), nếu không can thiệp kịp thời thì bé sẽ hướng sang vùng tự kỷ. Và cô cũng khẳng định bé nhà em sẽ khỏi hoàn toàn, vì bé là hoc sinh khá nhất trong những bé cô đã từng dạy và mấu chốt là bé giao tiếp mắt rất tốt.
Vậy, theo anh Phi có thực sự xuất hiện 1 miền tự kỷ và khi tích cực có thể hoàn toàn bình thường không.


Tôi nghĩ khác bạn ạ, theo tôi thì một giáo viên càng có kinh nghiệm thì càng nên tránh trả lời câu hỏi bạn đang hỏi. Học càng nhiều thì kiến thức rộng ra, và càng biết là có nhiều cái mình không biết.

Cho tới giờ này thì giới khoa học đồng lòng rằng nếu đã là Rối loạn TK thì nó đi theo suốt đời . Có những case "hết" Tự kỷ có thể do đánh giá Rối loạn sai ngay từ đầu. Tôi cũng có các học sinh mà người ngoài nhìn vào nói là "hết" TK, nhưng trong ngành với nhau thì chúng tôi biết rối loạn vẫn còn đó nhưng được giảm thiểu ở mức tối đa.

Một HS cũ của tôi giờ đang học tiểu học, mẹ bé viết thư cho tôi vào tuần trước như sau (Tôi sẽ phải bôi đen thông tin học sinh)

Kính gởi trường Ban Mai,

Gia đình xin thông báo tình hình học của xxx khá tốt. xxx đạt học lực khá với điểm số trung bình của 9 môn học là 7.3. Hiện tại xxx đang theo học trường công lập xxx, Q7.

Gia đình xin chân thành cám ơn của Thầy cô Ban Mai đã dạy dỗ xxx trong thời gian qua.


Một case như vậy, có thể người khác sẽ kết luận là "tôi đã can thiệp cho bé hết" RL, nhưng tôi thì biết là vẫn còn, nhưng bé sẽ không cần phải đi học trường chuyên biệt nữa. Tôi biết rõ vì tôi là người làm thẩm định ngôn ngữ cho bé tại Việt Nam.

Sở dĩ tôi nói rõ vụ này vì cái suy nghĩ "kéo con ra khỏi miền Tự kỷ" sẽ không tốt cho tâm lý phụ huynh khác, làm họ hiểu lầm, tự trách rằng do mình chậm trễ, do mình không cố sức mà con mình có TK. Can thiệp chậm thì làm cho trẻ TK khó hòa nhập, nhưng can thiệp chậm không làm cho trẻ không TK trở thành TK, và can thiệp sớm cũng không làm cho trẻ TK "hết bệnh".
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi MeViet2012 » T.Năm Tháng 1 23, 2014 12:52 am

Em rất cảm ơn anh Phi vì những chia sẻ rất hữu ích
Qua chia sẻ của anh em cũng hiểu ra được vấn đề mà mình đang nhầm lẫn .
Em rất muốn đưa con mình đi test bài bản để xác nhận lại tình trạng của con thì em nên đến địa chỉ nào đáng tin cậy? Nếu có thể, em rất muốn cho con test bởi các chuyên gia về tự kỷ như anh thì em phải đến đâu ạ?
MeViet2012
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 1 22, 2014 12:50 am

Re: Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 1 23, 2014 12:15 pm

Bạn đang sinh sống ở đâu? Tôi đang làm việc tại California và mỗi năm tôi chỉ có mặt ở VN khoảng 2 hay 3 lần. Tôi vừa về hồi tháng 11 và lần tới là tháng 7. Khi về, ưu tiên là làm việc với học sinh, giáo viên, sau đó là phụ huynh của trường, hội thảo, ít có thời gian làm việc với các em bên ngoài.

Ở độ tuổi 18 tháng, giả sử tôi có gặp bé vào tháng 7 thì đã là 24 tháng, cũng rất khó để làm cái test bạn muốn có . Phần vì hồ sơ không có, tuổi còn nhỏ, con bạn sẽ không hợp tác với một ông lạ hoắc mình mới gặp lần đầu ... Ở độ tuổi này, Định Rối loạn cũng còn khó chứ nói chi tới việc làm các test thẩm định bên giáo dục đặc biệt.

Nếu bạn ở bên này thì sao? Học khu sẽ gửi hoặc giáo viên, hoặc một chuyên gia tới nhà bạn một số giờ trong tuần (tùy ngân sách từng học khu). Nếu cần, họ sẽ huấn luyện căn bản về ABA cho bạn khoảng 2 - 4 tuần để bạn phụ họ dạy cho bé (đây là huấn luyện ABA cho phụ huynh phụ nhé, chứ không phải ABA để can thiệp).

Vì vậy để lên một chương trình can thiệp cho con bạn, cần có thời gian theo dõi và tiếp xúc trực tiếp . Không thể gặp vài tiê'ng là xong được bạn ạ . Đó là chưa kể test thẩm định nó không phải là chương trình can thiệp . Người ta nhìn vào kết quả test để lên chương trình can thiệp . Bạn có được kết quả này chưa chắc đã biết phải làm gì.

Tôi nghĩ trong vòng 6 tháng tới, bạn cứ tiếp tục dạy bé như bạn dang làm. Trong khi đó bạn nên tìm trường . Đến 2 tuổi, nếu bé tụt so với chuẩn phát triển thì bạn đã có đủ dữ kiện chọn trường cho con. Bạn đang làm rất tốt trong việc hỗ trợ dạy con. MT 6 tháng tới cho bạn là dạy con có NN diễn đạt để bé không ăn vạ, mà dùng ngôn ngữ để đòi hỏi cái mình muốn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Phân biệt tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ

Gửi bàigửi bởi MeViet2012 » T.Năm Tháng 1 23, 2014 6:34 pm

Xin chào anh Phi!
Mình hiện đang ở Hà Nội, vậy chỉ có cơ hội tiếp xúc và gặp mặt với anh vào tháng 7 tới.
Dựa trên tiến bố của con và lời khuyên của anh , em có thêm niềm tin và quyết định vững chắc về cách mình đang can thiệp cho con.
Theo linh cảm của một người mẹ, thực sự em không nghĩ con bị hội chứng tự kỷ, nhưng con Chậm và hơn bao giờ hết cần sự can thiệp đặc biệt.
Em cũng xin chia sẻ niềm vui khi mấy ngày nay con đã tiền bộ
_Con cười đùa rất nhiều, rất thích trò chơi đuổi bắt
_Con đã biết bập bẹ nhại theo từ như : chi chi (khi choi chi chi chành chành), zìn zìn ( khi cung mẹ chơi oto)...
_Con biết tìm đồ mẹ giấu dưới 2 lớp
_Chỉ trỏ rất nhiều
_Biêt ê a gọi người khác
_Khi ra chỗ công cộng, chạy đi chơi nhưng luôn ngoái đầu tìm lại người thân
_Khi thấy người lạ, không sợ sệt nhưng rất tò mò, nhìn rất lâu và luôn cười với bất kỳ người lạ nào
Nhưng điều mà em cảm nhận sâu sắc nhất là từ khi giành nhiều thời gian cho con, chơi và trò chuyện với bé nhiều , bé cũng bày tỏ cảm xúc với mẹ nhiều hơn , chứ không như trước đây, vì mẹ ko giành nhiều thời gian cho con nên con cũng thờ ơ với mẹ.
Đúng như anh Phi đã nói, 18 tháng vẫn nhỏ và sẽ khó khăn trong việc xác định tình trạng bé, nhưng cái gì cần làm vẫn phải làm và may thay dù tự kỷ hay chậm phát triển thì bước đầu can thiệp là giống nhau.
Em có một câu hỏi , với một người có kinh nghiệm tiếp xúc với các bé tự kỷ, anh đã từng gặp một trường hợp trẻ tự kỷ nào luôn vui tươi, hòa đồng với người khác chưa a?
MeViet2012
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 1 22, 2014 12:50 am

Trang kế tiếp

Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách.

cron