Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi KTU » T.Năm Tháng 1 02, 2014 1:21 am

Em xin chào các anh chị. Em là KTU ạ. Em không biết chuyển nội dung bên hỏi đáp sang đây như thế nào nên xin được mở một bài mới ạ. Các anh chị có kinh nghiệm tư vấn giúp em trường hợp của bé nhà em với ạ. Em xin cảm ơn.
Bé bây giờ đã 56 tháng (đầu tháng 5 này là con tròn 5 tuổi).
Em nói sơ qua về tình trạng của con như thế này ạ.
Bây giờ bé đã biết nói. Nhưng ngôn ngữ chưa chủ động nhiều.
Con thuộc khá nhiều bài hát. Khi thích thì con nhảy múa hát nguyên vẹn cả bài hát. Có những bài con phát âm rõ hết các từ trong bài hát. Hát đúng theo nhạc mà con đã được nghe. Có những lúc con cùng chị hát chung vài bài hát như là đang song ca vậy. Tuy nhiên khi được yêu cầu thì con không hát. Con chỉ hát khi nào con thích thôi. Trước đây con thường xem Xuân Mai hát nên giờ con hay đứng lên trên cái tủ đầu giường và hát rồi có lúc làm điệu bộ múa y như trong băng đã được xem. Em nghĩ con chọn cái tủ như là cái sân khấu của con vậy. Ở nhà dưới thì con sẽ đứng lên cái ghế có cái bàn ăn của em bé ấy và nhìn vào tủ kính ở bếp, thấy hình mình mờ mờ trong đó và hát.

Ở nhà con thường hay nói theo mẹ hoặc chị, nói được cả câu dài. Nói liền theo sau khi người khác nói (nhắc lại lời). Hoặc là nói lại câu đó khi có tình huống như vậy xảy ra lần tiếp theo. Ví dụ như khi con khóc nhè thì chị của có sẽ nói "mẹ ơi em U khóc nhè" vậy là sau đó khi con khóc con lại kêu "mẹ ơi" và nói lại câu y chang như chị con đã từng nói. Đôi lúc con chủ động chỉ một số con vật hoặc là vật dụng trong nhà và nói rõ và đúng. Và khi vui mẹ đưa cái bát, đôi đũa, hay là chỉ các tranh ảnh trong sách hỏi con đây là cái gì thì con vẫn trả lời đúng. Rồi lâu lâu leo lên đùi mẹ ngồi đối diện mặt với mẹ và chỉ các bộ phận cơ thể và nói đúng. Đi dọc đường đôi lúc con cũng chỉ những cái con biết và nói.
Con thích xem sách, cứ giở ra nhìn chăm chú trong đó và biết cái gì thì cũng chỉ và nói. Em có cho con và chị học tiếng việt trên mạng (mở trên tivi) và con nhớ mặt chữ nên khi em treo một bảng chữ cái ở nhà thì con chỉ và nói đúng gần hết, hoặc khi em chỉ rồi hỏi con thì con cũng nói đúng. Con còn thuộc được một bài thơ ngắn khi học cái này " Bài thơ con cá vàng; Con cá vàng . Có hai mang. Bơi dưới nước. Đố ai bơi được. Như con cá vàng" Con đọc y chang trên tivi người ta đọc như là học thuộc lòng vậy. Đôi lúc con mới đọc tựa đề bài thơ là "Bài thơ con cá vàng" vậy là em đọc câu tiếp theo "con cá vàng" thì con sẽ đọc "có hai mang"... rồi cứ mẹ một câu, con một câu như vậy. Nhưng mà em cảm thấy con thuộc lòng hơn là hiểu ạ. Khi đến trường con thấy có cái bể cá có con cá vàng ở trong thì con sẽ đọc bài thơ này hoặc là hát bài hát về con cá vàng. Nói chung vì là thuộc nhiều bài hát nên con hay vận dụng bài hát vào đời sống hàng ngày. Ví dụ như em mua cho con con heo đất thì con sẽ hát bài "mẹ mua cho con heo đất" , rồi lâu lâu ra ôm heo và hát. Hay thấy con bươm bướm thì hát bài "kia con bướm vàng", thấy con voi thì hát bài "chú voi con"...


Vấn đề lớn mà em đang không biết làm sao là như thế này ạ:
Ở nhà con chịu nói theo mẹ, theo chị. Con hát hò suốt ngày, rất vui vẽ, cũng có đôi lúc con ngồi trầm tư một mình. Nhưng mà em nhận thấy là con rất vui. Vẫn tham gia vào trò chơi như đua xe, hay chơi tu tu xình xịch cùng mẹ và anh chị. Nhưng mà ở lớp (ở trường mới, con chuyển qua đây tròn 5 tháng rồi) con không nói gì cả. Cô giáo dạy tiết cá nhân nói là khi yêu cầu con làm một số thứ thì con vẫn làm đúng nhưng tuyệt nhiên con không nói theo cô. Con chỉ im lặng và làm thôi. Các cô có vẽ nghi ngờ thông tin của mẹ là con biết nói nhiều lắm. Nhưng hôm rồi khi đón con học thêm em phải chờ gần một tiếng nửa mới đi đón chị của con nên hai mẹ con nán lại sân trường. Con nằm vắt vẻo trên yên xe, mẹ đứng cạnh, và mẹ hát thì con hát, hay khi mẹ yêu cầu con hát bài gì thì con cũng vui vẽ hát. Rồi mẹ nói câu gì thì con nói câu đó và có khi con chủ động nói khi mẹ hỏi : “Mẹ: U dể thương không” thì con sẽ nói là “U dể thương” “U đáng yêu”. .. Nói gần 45 phút rất vui như đang ở nhà vậy. Và các cô đã nghe thấy vì lúc đó sân trường về tối nên khá vắng và mai cô nói với mẹ là hôm qua các cô nghe con nói chuyện với mẹ mà ngạc nhiên nói như bé bình thường vậy. Vậy là giờ các cô đã tin là con có ngôn ngữ rồi đó vì từ ngày sang đây con tuyệt nhiên không chịu chào các cô (ở trường cũ thì khi các cô yêu cầu con sẽ chào đúng tên các cô).
BÂY GIỜ EM PHẢI LÀM SAO ĐỂ CON CHỊU NÓI VỚI NGƯỜI LẠ ĐÂY (các cô đang là người lạ với con vì sang đây 5 tháng mà con bị đổi cô giáo liên tục, đổi lớp nửa nên có thể là con bị làm sao đó. Em không biết là con bị làm sao nửa. Em rất buồn và hoang mang ạ).
Và vấn đề lớn thứ hai là từ ngày chuyển trường tính nết con cũng thay đổi mất rồi. Con hát nhảm , nói nhảm và khóc nhè. Thấy mặt mẹ là con hát một bài gì đó, hát chán thì nói rồi khóc. Đón con ở trường ra tới đường là con kiếm chuyện, con khóc suốt đoạn đường tới trường anh để đón anh rồi tới trường chị để đón chị. Con khóc ầm cả đường phố. Ai cũng nhìn. Đi chơi công viên lâu lâu con lại kiếm chuyện khóc. Con khóc hơn cả tiếng và em làm mọi cách con cũng không nín. Rồi sau đó em chọn chiêu im lặng không nói gì nửa. Con khóc chán rồi con nín. Nhưng mà con khóc lâu quá làm ảnh hưởng mọi người. Hai anh chị ở nhà cũng căng thẳng vì con, mẹ cũng quá căng thẳng luôn. Tính của mẹ trở nên cáu bẳn luôn, đầu thì đau ong ong. Có khi bực quá em quát con. “con có im lặng khi không” vậy là con cứ nhắc lại câu nói đó rồi khóc miết, tiếng khóc tủi hờn vô cùng. Có anh chị nào có kinh nghiệp giúp em giải quyết vấn đề này với ạ. Em thật sự thấy bất lực vô cùng rồi ạ.
Dạo này con khóc nhiều quá và em không dạy được thêm cái gì mới cho con cả. Em nản quá ạ. Em thấy mình thật sự bất lực.

Các anh chị có kinh nghiệm thì giúp em với . Em cảm ơn rất nhiều ạ.
KTU
 
Bài viết: 91
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 4 25, 2012 7:37 pm

Re: Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 1 02, 2014 5:06 pm

Sẽ không có câu trả lời rõ ràng cho bạn, và tôi sẽ phải trả lời từ từ nhe ... Bạn cần hứa với tôi là đừng hoảng vì tôi không biết gì về bé của bạn cả . Chúng ta sẽ phải vừa mò vừa đoán .

Nếu bé nói ở một số ngữ cảnh và không nói ở các ngữ cảnh khác một cách rõ rệt mà nhất quán, và bé năm nay 5t, thì cái đầu tiên tôi nghĨ tới là Rối loạn Selected Mutism. Bạn tìm cuốn DSM-IV mở trang 125-127 sẽ thấy định nghĩa Rối loạn này ra sao (bạn không có cuốn đó thì ghé Ban Mai, tôi sẽ nói họ cho bạn mượn ngồi đọc tại phòng khách). Tôi muốn bạn đọc về Rối loạn này để hiểu nó hơn, nhưng đừng nghĩ rằng tôi ám chỉ bé nhà bạn có Rối loạn này nhé. Không ai có thể làm việc này qua diễn đàn được . Các khó cho bạn sắp tới là làm sao để biết chính xác bé có Selected Mutism không? Nơi nào ở VN làm đc cho bạn thì tôi không biết (ở Ban Mai có một case tưởng là Selected Mutism nhưng cho đến giờ thì không phải). Bạn cần test nhà nghề, standardized test thay vì CARS, M-CHAT, PEP-3 hay Denver.

Sau khi đọc về Selected Mutism rồi, bạn cho tôi biết bé nhà bạn ra sao so với những triệu chứng họ nói tới . Rồi tôi sẽ giải thích thêm cho bạn các lý do khác làm cho 1 trẻ (không có Selected Mutism) và có những triệu chứng tương tự.

Bình tĩnh nhé bạn . Tôi nói về Selected Mutism cho bạn trước không phải vì nghi bé có, mà vì bạn cần nhiều thì giờ để đọc về đề tài này trước. Ngay cả khi là Selected Mutism thì cũng như Tự kỷ, sẽ có cách can thiệp.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi KTU » T.Năm Tháng 1 02, 2014 11:06 pm

Dạ. Em cảm ơn anh Phi đã quan tâm đến bé và trả lời sớm giúp em. Sáng nay em đã đọc nhưng không viết bài trả lời lại được vì máy không gõ được tiếng Việt. Em không có tài liệu kia nhưng em lên mạng gõ và có đọc phần dưới đây. Mới chỉ là định nghĩa thôi ạ. Em chưa đọc hết những phần còn lại. Nhưng em thấy bé nhà em thì ở nhà con vẫn chịu nói theo bà ngoại (bà ở cùng con 2 năm), mẹ, chị và anh, con cũng thích ba nhưng ba ít khi chơi với con nên khi nào mà ba quan tâm là con sướng lắm. Ngôn ngữ chủ động của con không nhiều. Nhưng mà nói về chịu hợp tác để nói thì con chịu hợp tác với những người thân. Đặc biệt là khi bày trò cho con chơi thì con sẽ rất thích và hưởng ứng rất tốt. Còn ở trường em không được dự giờ của con nhưng mà em thấy con cũng biết phân biệt thân, lạ. Trước đây khi mới sang trường mới con cũng rất quấn cô phụ trách của con và một cô giáo thực tập phụ trách con. Em nghe cô giáo phụ trách con lúc đó nói là con có nói theo cô 1 số từ khi cô dạy con theo kiểu ú òa (cô bịt mắt lại rồi nói cô chào con thì con sẽ nói lại ) nhưng khi con vừa mở thì cô lại không còn phụ trách con nửa. Con chuyển sang các cô khác phụ trách và con không chịu hợp tác cùng các cô, chưa nói từ nào cùng các cô cả.
Sáng nay em chưa có nhiều thời gian để đọc tiếp các phần khác. Em sẽ cố gắng sắp xếp để đọc và hiểu về selective Mutism. Còn nếu không có thì em sẽ thu xếp thời gian sang Ban Mai. Em chỉ sợ mình làm phiền các thầy cô ở đó mà thôi.


What is Selective Mutism?
For most young children, entering school is an exciting time. Some children, however, experience significant anxiety and fear about being in a strange place and having to talk to people they do not know well. In the home, these children may speak freely and many are often described as “chatterboxes: by family and close friends. In situations with strangers, and even with some family members the child does not see on a regular basis, these children become silent and they are described by observers as “frozen” and “ vacant.” Such a child, as well as the child’s family, needs help and support. This child is suffering from a childhood disorder known as selective mutism. Click
to watch Dr. Lunceford discussing selective mutism on the news.

Selective mutism, once believed rare, is perplexing for many mental health professionals because they have never heard of the disorder. Of greatest concern is that selective mutism (SM) is frequently misdiagnosed as autism or Asperger’s disorder, so a more comprehensive and widespread understanding of the disorder and its treatment are needed. Selective mutism (SM) is a childhood anxiety disorder. Children with this disorder feel a tremendous amount of fear about speaking in certain situations. The most common situation where this disorder arises is in the school setting, as most SM kids feel overwhelming anxiety about speaking in the classroom.

What is frustrating for many who know a selectively mute child is that the child speaks normally in situations where comfortable. If you are one of the people the child does not speak to, you can easily feel frustrated and perhaps even take the problem personally. SM does not occur because the child doesn’t like you, though. The anxiety is due to the child’s fear of being evaluated or being made fun of. Please visit the other links on this page for more information about diagnosing and treating this disorder
KTU
 
Bài viết: 91
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 4 25, 2012 7:37 pm

Re: Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 1 02, 2014 11:26 pm

Bây giờ rảnh mình nói tiếp vụ không chịu nói tùy theo ngữ cảnh ...

Mình có 1 HS cũng vậy, nói rất tốt ở nhà nhưng vào trường thì hay im lặng . Phụ huynh thường hỏi tại sao bé ở nhà vui hơn, chịu nói hơn ?

Nói chug chung thì trẻ tới trường, các em tới để học . Khi ở nhà thì môi trường có thể khác, nhà là chỗ quen thuộc, với những người quen thuộc, và chẳng ai ép mình cho lắm . Ở trường thì các thầy / cô luôn tìm cách bắt học . Vậy thì nếu trường không tạo được cái ngữ cảnh cho bé muốn nói, thì tất nhiên bé sẽ không nói . Việc tạo được cái ngữ cảnh cho bé muốn nói thì không dễ dàng chút nào cả, Nếu bé học chỗ đó mới được 5 tháng, tôi nghĩ rằng đó không phải là thời gian dài đâu (mình biết là phụ huynh rất sốt ruột, nhưng can thiệp gddb thì không đo bằng vài tháng được).

Mình có 1 học sinh khác lập lại câu rất tốt tuy không hiểu hoàn toàn . Cue của bé là giọng nói của mẹ, cho nên chỉ lập lại theo tiếng mẹ, chứ ngay cả bố thì cũng lúc có lúc không . Với bé này thì vấn đề là "khởi động" chứ không phải "hoạt động". Làm sao để đề được cái máy ngôn ngữ của bé cho nó nổ máy tại trường thì sau đó chỉ còn lại vấn đề dạy hiểu câu, nói đúng ngữ cảnh.

Những hiện tượng bạn kể, nếu xảy ra ở một em bé gái đang vào tuổi dậy thì thì thường gặp . Với 1 em bé mới có 5 tuổi thì bạn cần để ý chuyện ở trường . Bạn có xin được hình cô giáo không ? In hình ra chơi với bé xem phản ứng ra sao khi thấy hình cô ? Mừng, lo, lạ hay sợ ? Mình không rõ nhận thức bé nhà bạn tới đâu, nên tự hỏi là nếu bạn bỏ hình bạn, hình chồng bạn, hình cô giáo cũ vào cái rổ rồi bỏ hình cô giáo mới vào đó, bé phản ứng ra sao?

Một số em có khó khăn về tương tác xã hội sẽ có hiện tượng khóc dai dẳng, khóc không cao giọng nhưng kéo dài và vô cớ. Bé nhà bạn có vô cớ không thì tôi không biết, nhưng có vẻ là có tương tác xã hội, cho nên giả thuyết này cũng không đúng cho trường hợp con bạn. Tuy nhiên bạn cần để ý việc bạn vờ con đi khi con khóc . Nếu đúng là bé có khó khăn về tương tác xã hội, việc bạn dùng cách "vờ" đi sẽ ảnh hưởng tới việc dạy bé tương tác sau này. "Vờ" là một cách can thiệp nên dùng khi nó có tác dụng . Nếu không có tác dụng mà vẫn sử dụng thường xuyên thì không nên bạn ạ . Khóc có thể là một cách bé dùng để diễn tả nhu cầu, để đáng bạt âm thanh trong môi trường, hay thậm chí là để cho biết mình đang đau ở đâu đó ...
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi KTU » T.Sáu Tháng 1 03, 2014 12:11 am

Em không hiểu con có thần giao cách cảm gì không. Em nói vậy là bởi vì hôm qua khi cô giáo phát sổ liên lạc về cho gia đình xem. Chắc lúc cô bỏ sổ vào ba lô con con thấy nên vừa ra tới xe là con lục ba lô lấy sổ ra và lật lật xem. Trong sổ này có 3 cô giáo ở trường mới phê cho 3 tháng. Mẹ thì muốn con lật cho mẹ xem trang của tháng cuối cùng xem cô phê gì nhưng con thì không. Con cứ giữ khư khư quyển sổ ở trang mà cô giáo đầu tiên ở trường này phê (cô giáo phụ trách con 3 tháng đầu tiên khi con sang trường mới), con cứ nói cô D, cô D rồi giữ mãi cái trang đó. Mẹ cố lật qua trang khác miệng thì luôn dụ dỗ con là con lật qua trang kia cho mẹ xem cô M khen con cái gì nào. Miệng mẹ nói tay mẹ lật nhưng mà lật gần tới là con lại giằng lại lật đúng cái trang vừa nảy ra. Sao con lại nhớ trang ấy nhỉ. Con làm như thể là con biết đọc không bằng ấy. Em thấy con thật lạ.
Em sẽ thử lên trường xin các cô chụp hình cô giáo xem sao. Lúc con sang trường này, ngày đầu tiên con khóc khi mẹ để con lại và đi về. Rồi cô D bế con và dổ dành, cô nói là lát sau con nín và vui vẽ lắm. Sáng hôm sau, vừa nghe tiếng mẹ gọi anh dậy đi học (chưa gọi con) thì con đã vùng dậy bảo "đi xe đạp" vì bấy lâu nay con rất thích đi xe đạp nhưng mà chưa có đạp được mặc dù mẹ còng lưng vịn chân con tập mãi. Sang trường này có sân rộng và có rất nhiều xe đạp , lúc em dẫn con tới đây con được dẫn xe chạy một vòng. Và ngày đầu tiên tới đây học con được cô tập xe cho. Sang đây 2 hay 3 ngày gì đó là con đạp được xe có bánh phụ và về nhà con rất tự tin dắt xe ra đường đạp cùng anh chị, đạp vòng tròn luôn chứ không nhấp nhấp nửa vòng gì cả (con làm em ngạc nhiên vô cùng, vì trước đây chỉ nhấp nửa vòng thôi cũng không nhấp được). Con rất vui vẽ khi đến lớp, ngày nào cũng đến lớp với nụ cười tươi trên môi và đi dọc đường luôn nhắc tên cô giáo phụ trách. Con nói "đi học cô D". Nhưng đùng một cái cô con chuyển lên lớp khác, và một trong hai cô giáo cùng lớp được phân phụ trách con, kể từ lúc đó là con không muốn đi học, theo mẹ đến trường vào cổng là con dắt tay mẹ quay về, mẹ ép con vào lớp thì con khóc, và nhìn ánh mắt con em biết con sợ hai cô kia, và không thích hai cô kia. Ánh mắt nhìn hai cô lạ lắm. Em định là không ép con đi học nửa, định chuyển trường cho con kia. Sau đó con biết được cô giáo cũ của con dạy ở lớp kia và sáng sáng đến trường là con chạy ngay vô lớp đó. Mặt rất vui vẽ, rồi sau đó con bị các cô giáo khác trong lớp đó la và đuổi con về lớp của mình thế là hôm sau con không thèm vào lớp đó nửa. Con bị mẹ ép về lớp của mình, Con rơm rớm nước mắt. Lúc đó em thương con vô cùng và biết là mình không nên ép con. Nhưng em còn đi làm và không còn lựa chọn nào khác. Hôm đó là thứ 5, con nói với em "đi học cô Y" em nói làm gì có cô Y, nhưng rồi con chạy thật nhanh vào lớp của mình và dòm dòm sau đó lật đật cất ba lô và chạy nhanh tới bưng ghế. Các cô chỉ cho con vào chổ ghế có sẳn ngồi nhưng con không chịu. Và con bưng ghế tới ngồi cạnh cô giáo thực tập. Lúc này em mới nhớ ra cô này tên Y. Một tuần cô chỉ phụ thực tập ở lớp con hai buổi thôi và cô đã phụ trách con 2 tháng cùng với cô D.
Chỉ quan sát con một lúc buổi sáng thôi mà em hiểu là không phải con không biết gì. Con có trí nhớ đấy. Con nhớ ngày nào có cô thực tập ngày nào không. Con yêu quý hai cô giáo đó. Trước đây con không chào hai cô đó khi đến lớp và về nhưng mà bây giờ gặp cô bảo chào cô đi là con nheo mắt cười rất tươi, nháy mắt này kia. Cái cử chỉ nheo mắt này lần đầu tiên em thấy ở con luôn. Nhìn rất trìu mến đối với cô của con. Và em biết là con đã có ấn tượng không tốt với hai cô giáo kia, và như vậy thì chắc chắn con sẽ không hợp tác học hành.
ở lớp cùng cô giáo mới chưa tới 1 tháng con bắt đầu ít khóc khi đến lớp hơn thì con lại được chuyển lên lớp mới, và lại làm quen với một cô giáo mới khác. Ngày đầu tiên con cũng khóc, nhưng rồi 2,3 ngày sau con không khóc nửa và có vẻ thích lớp mới. Sáng con mạnh dạn đi một mình vào lớp không cần mẹ đi theo nửa, mặt con đã hơi vui vẻ trở lại rồi. Và em quyết định cho con ở lại trường. Vì dường như tinh thần con đã ôn định trở lại. Mới 3 tuần với cô giáo mới thôi nên em rất mong là con sẽ yêu cô như đã yêu cô D và con sẽ học tốt.
KTU
 
Bài viết: 91
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 4 25, 2012 7:37 pm

Re: Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi KTU » T.Sáu Tháng 1 03, 2014 12:16 am

Về chuyện giọng nói thì có lẽ giống anh PHi nói rồi. Em nói giọng miền Trung, bà ngoại, anh và chị của con , ba của con cũng vậy. Cô giáo ở trường cũ của con nơi con đã học hơn 1 năm cũng có 1 cô nói giọng Trung luôn và có thể con đã quen với cái giọng này rồi . Trước đây con cũng có nói với cô giáo kia (khi con bắt đầu biết nói là con đang học với cô). Sang trường mới, cô đầu tiên nói giọng Nam, cô thứ hai nói bắc bắc nam nam, và giờ cô thứ 3 nói giọng bắc hoàn toàn. Có lẻ vì thế mà con chưa quen chăng. Nhưng khi con xem học tiếng Việt trên tivi thì người ta nói giọng Bắc và con vẫn nghe được và nói theo. Cô giáo của chị con lúc đến nhà dạy chị , cô nói tiếng Nam và con cũng nghe được, cô nói là con có nói theo vài từ, nhưng mà theo em biết thì con nói theo chị của con chứ không phải là nói theo cô.
Vậy chắc là con cũng bị ảnh hưởng bởi giọng nói rồi .
KTU
 
Bài viết: 91
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 4 25, 2012 7:37 pm

Re: Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi KTU » T.Sáu Tháng 1 03, 2014 12:33 am

Về vấn đề con khóc. Trước đây con bắt em hát theo con. Em hát thì con chịu, nhưng sau đó em chẳng hiểu vì sao em hát rồi, con cứ bắt em hát mãi, em hát đến khô cả cổ con vẫn bắt hát tiếp, rồi con bắt đầu khóc. Vậy chắc là em hát dở quá cũng nên, hoặc là em hát sai từ nào đó. Em không hiểu được vì sao con khóc nửa. Em cố tìm mọi cách con cũng không hết khóc. Rồi từ bài hát "ba bà đi bán lợn con..." con chuyển sang "bà còng đi chợ trời mưa...." rồi chán bà còng con chuyển sang "ba thương con vì con giống mẹ...", rồi tiếp một lô một lóc bài hát. Rồi chán hát con bắt đầu nói "U ơi nín đi, U ơi đừng khóc nửa, U ơi im lặng đi"... vừa nói vừa khóc. Em cũng nói theo.
Rồi cuối cùng em im lặng không nói nổi nửa mà con vẫn con khỏe lắm con tiếp tục nói và khóc to hơn. Vậy là em bực em quát lên: con có nín đi không? Vậy là con nhắc lại câu đó, rồi thì con bắt đầu khóc tủi, khóc to hơn nửa. Vậy là sau đó em thử phương pháp là lờ đi khi con bắt em hát, cũng có lúc con hát chán thấy em không nói gì thì con im, nhưng cũng có lúc con khóc miết luôn khi thấy em lờ đi.
Như vậy em sẽ làm theo anh Phi là cố gắng nói theo con, hát theo con mãi luôn. Nhưng mà đi dọc đường cứ hát miết là về nhà mở cổ không ra luôn anh à.
KTU
 
Bài viết: 91
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 4 25, 2012 7:37 pm

Re: Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 1 03, 2014 12:55 am

Em không hiểu con có thần giao cách cảm gì không. Em nói vậy là bởi vì hôm qua khi cô giáo phát sổ liên lạc về cho gia đình xem. Chắc lúc cô bỏ sổ vào ba lô con con thấy nên vừa ra tới xe là con lục ba lô lấy sổ ra và lật lật xem. Trong sổ này có 3 cô giáo ở trường mới phê cho 3 tháng. Mẹ thì muốn con lật cho mẹ xem trang của tháng cuối cùng xem cô phê gì nhưng con thì không. Con cứ giữ khư khư quyển sổ ở trang mà cô giáo đầu tiên ở trường này phê (cô giáo phụ trách con 3 tháng đầu tiên khi con sang trường mới), con cứ nói cô D, cô D rồi giữ mãi cái trang đó. Mẹ cố lật qua trang khác miệng thì luôn dụ dỗ con là con lật qua trang kia cho mẹ xem cô M khen con cái gì nào. Miệng mẹ nói tay mẹ lật nhưng mà lật gần tới là con lại giằng lại lật đúng cái trang vừa nảy ra. Sao con lại nhớ trang ấy nhỉ. Con làm như thể là con biết đọc không bằng ấy. Em thấy con thật lạ.


Chắc thần giao cách cảm thật, vì mình cũng vừa nhắc các thầy/cô của mình là "Các em để ý. Các bé TK có thể không để ý cái các em muốn dạy, nhưng sẽ luôn quan sát hành vi vẻ mặt của các em đó". Ý mình nói là nếu hành vi các giáo viên không nhất quán, các bé TK sẽ biết phải né cô nào, lấn thầy nào ngay. Mình đoán bé nhà bạn quan sát tốt.

Con rất vui vẽ khi đến lớp, ngày nào cũng đến lớp với nụ cười tươi trên môi và đi dọc đường luôn nhắc tên cô giáo phụ trách. Con nói "đi học cô D". Nhưng đùng một cái cô con chuyển lên lớp khác, và một trong hai cô giáo cùng lớp được phân phụ trách con, kể từ lúc đó là con không muốn đi học, theo mẹ đến trường vào cổng là con dắt tay mẹ quay về, mẹ ép con vào lớp thì con khóc, và nhìn ánh mắt con em biết con sợ hai cô kia, và không thích hai cô kia.


OK, thế thì mình có đủ thông tin để đoán rồi. "Đi xe đạp" là vật thưởng, vật bé thích, và trong ngày đi học đầu, không nên để HS đánh đồng phần thưởng với một cá nhân. Trường đáng lẽ nên để ít nhất là 2 cô thay nhau tập cho bé. Mình nghĩ rằng bé nhà bạn đã đánh đồng "cô D" với "được đi xe đạp" rồi, và vô tình làm khó 2 cô kia.

Cái lỗi này cũng giống như mời cô giáo tới nhà dạy thêm buổi tối, và khi cô tới thì tắt tivi bắt con ra học, làm con đánh đồng "cô giáo" với "mất vui", vô tình làm khó cô.

Nhưng đùng một cái cô con chuyển lên lớp khác,


Trường học của bạn không tính kỹ rồi. Khi một giáo viên nghỉ, mình luôn tách giáo viên từ từ ra trước để desensitize / khử nhậy. Làm cái đùng một cái thì bé cáu lên là chuyện đương nhiên. Mình nghĩ đây không phải lỗi giáo viên mà là lỗi bên quản trị giáo dục.

Sau đó con biết được cô giáo cũ của con dạy ở lớp kia và sáng sáng đến trường là con chạy ngay vô lớp đó. Mặt rất vui vẽ, rồi sau đó con bị các cô giáo khác trong lớp đó la và đuổi con về lớp của mình thế là hôm sau con không thèm vào lớp đó nửa.


:twisted: Sao lại la? Nên nói với bé rằng cô sẽ làm Thời khóa biểu học trong ngày để có giờ con sang bên này chơi, hoặc làm một hoạt động gì đó vơi cô giáo cũ, có thể chỉ đơn giản là cô giáo cũ dẫn học trò lớp kia sang giao lưu gì đó. Dễ gì kiếm được cái mà các bé thích, cho nên kiếm ra cái bé th'ch thì nên mang ra làm mục tiêu dạy học chứ, sao lại triệt tiêu ?

Mình nghĩ con bạn có tiềm năng qua ví dụ bạn cho về 2 cô giáo thực tập . Mình nghĩ bạn xin nghỉ làm một hôm, vào họp với các cô để lên phương án can thiệp cho bé bạn ạ .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 1 03, 2014 1:02 am

Như vậy em sẽ làm theo anh Phi là cố gắng nói theo con, hát theo con mãi luôn. Nhưng mà đi dọc đường cứ hát miết là về nhà mở cổ không ra luôn anh à.


Í cha, mình đâu có nói là bạn hát theo đâu . Mình nói bạn coi chừng vụ "vờ đi". Bé nhà bạn nhận thức tốt thì bạn cần lên chương trình "cai nghiện hát". Đầu tiên bạn tiep tuc cung cap cái bé thích (hát), sau đó cho biết là cái sự "hát" nó xảy ra tương quan với 1 cái gì đó, có thể là thời gian (chỉ hát vào buổi tối chẳng hạn), có thể là không gian (chỉ hát ở trong phòng chẳng hạn), hoặc nhận thức (chỉ hát sau khi làm bài xong chẳng hạn).

Khi kết nối được "hát" và một binding variable nào đó, thì bạn có thể bắt đầu giảm dần tần suất . Và sau cùng "hát" sẽ là phần thưởng mỗi lần bé đòi.

Để làm được việc này, bé cần học cái khái niệm căn bản nếu / thì, trình tự các việc xảy ra . Bây giờ bạn cho mình biết bên trường của bạn họ dạy nếu / thì ra sao được không, và PM cho mình biết tên trường (mình sẽ giữ riêng thông tin này).
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé gần gái 5 tuổi (56 tháng)

Gửi bàigửi bởi KTU » T.Sáu Tháng 1 03, 2014 1:18 am

Vâng khi nhà trường có những thay đổi thì hiệu trưởng cũng có gặp em và em đã nói với cô về những gì mà em quan sát thấy và hiểu ở con mình trong thời gian con chuyển sang trường này.
3 tháng, cô D rất hay ốm và nghĩ dạy. Ngày nào mẹ dắt vào lớp con cũng nấp sau lưng mẹ cười rúc rích như chơi ú òa với cô. Sau đó cô bước ra. Cô cười tươi "cô chào HA, HA chào cô đi nào" . Con cười không chào cô nhưng ánh mắt lấp lánh niềm vui. Ngày nào cô không ra đón vì đang bận các bạn thì con tự vào cười tươi rói. Nhưng ngày nào cô ốm, con ngập ngừng ở cửa lớp, không muốn vào, mẹ hối con vào. Các cô trong kia nói vọng ra: "HA cất ba lô đi vào ăn sáng", "không chào cô thì không được ăn sáng" "hết đồ ăn sáng rồi còn đâu nửa mà nấp" . Không có cô đón, mặt con bắt đầu méo méo, ánh mắt con sợ sệt hơi vô hồn chút. Con bị mẹ ép vào lớp, con đứng xa xa ở bức tường kia, không tươi cười bước vào bàn ăn như mọi lần. Mẹ như có dao cứa vào lòng. Và em hiểu là nếu đổi cô giáo lúc này sẽ là một cú sốc lớn đối với con. Em nói thà cô cho cháu chuyển lớp hoặc là cho một cô giáo mới phụ trách con thì sẽ tốt hơn cho con lúc này chứ nếu cô để cho một trong hai cô giáo kia phụ trách con thì em chắc là con sẽ không chịu đi học đâu. Con sẽ rất sốc. Nhưng mà hiệu trưởng bảo em để xem thế nào. Và i lời em nói cả một khoảng thời gian sau đó đi học ở lớp đó như là một cực hình với con. Em biết nhà trường sẽ không theo em đâu. Với lại có thể cách nói của em còn thiếu thuyết phục chăng. Em cũng chưa đầu tư lắm cho con vì vấn đề thời gian. Đôi lúc em thấy con hợp tác tốt với mình thì muốn bỏ làm để dạy con nhưng rồi em nghĩ lại.
: Con không chỉ có mổi mình mẹ mà con cần phải giao tiếp với xã hội vì vậy con phải đến trường. Em hi vọng với tình thương của các cô thì dần dần con cũng sẽ thương lại các cô mà hợp tác học hành.
Ở trường cũ con đang mở, chịu hợp tác nói năng với cô. Đùng một cái mẹ làm xáo trộn tất cả. Có thể nguyên nhân khóc nhè là do đây chăng?
Nhưng bây giờ lên lớp học cùng các bạn cùng trang lứa. Phần đông các bạn là trẻ bình thường vì vậy mà những ngày gần đây con có vẽ thích tới lớp rồi. Em cũng đở áy náy phần nào.
Sửa lần cuối bởi KTU vào ngày T.Ba Tháng 3 04, 2014 8:40 pm với 1 lần sửa.
KTU
 
Bài viết: 91
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 4 25, 2012 7:37 pm

Trang kế tiếp

Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.70 khách.

cron