Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 9 30, 2013 1:50 pm

1. Khả năng tập trung của bé vẫn còn chưa tốt. Em đang áp dụng 1 số cách:
+ Tăng thêm khả năng tập trung của cháu bằng 1 số trò chơi như: xâu hạt, xâu vòng, tô mầu trong khuôn vòng tròn
+ Tăng khả năng cảm nhận sự vật xung quanh : dùng bàn chải mát xa cho cháu từ 1 điểm sau đó mở rộng dần toàn thân, cho đi chân đất trên đá dăm, sử dụng túi nóng lạnh


Chúng ta hay đánh đồng "tăng động thiếu chú ý" thành một rối loạn chung, trong khi thực tế có bé tăng động nhưng không thiếu chú ý, và có bé thì thiếu chú ý nhưng không tăng động. Nếu bé nhà bạn có khả năng tập trung, nhưng không thể tập trung vì sensory issue nào đó, thì việc cho xâu hạt, tô màu ... không những không giải quyết được vấn đề cốt lõi, mà còn làm bạn mất thời gian chữa cái không cần chữa.

Dùng bàn chải mát xa là để mở sensory ra, thường để làm 1 cái gì đó kế tiếp ví dụ như cung cấp áp lực sâu cho trẻ khi mát xa vùng tay. Bạn mát xa vùng tay mà không làm áp lưc sâu (và nếu đúng là bé nhà bạn cần áp lực sâu), thì đó là cách tốt nhất chọc giận bé đó . Có những vùng mặt nhiều dây thần kinh thì không thể mát xa để làm áp lực sâu được. Bạn hỏi, rà lại trước khi làm là điều rất tốt, nhưng bạn cũng làm tôi lo là không hiểu ai chỉ cho bạn áp dụng những pp mì ăn liền mà không phân tích rõ cho bạn như vậy.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi father_and_sun » T.Hai Tháng 9 30, 2013 10:01 pm

phi đã viết:Chúng ta hay đánh đồng "tăng động thiếu chú ý" thành một rối loạn chung, trong khi thực tế có bé tăng động nhưng không thiếu chú ý, và có bé thì thiếu chú ý nhưng không tăng động. Nếu bé nhà bạn có khả năng tập trung, nhưng không thể tập trung vì sensory issue nào đó, thì việc cho xâu hạt, tô màu ... không những không giải quyết được vấn đề cốt lõi, mà còn làm bạn mất thời gian chữa cái không cần chữa.

Dùng bàn chải mát xa là để mở sensory ra, thường để làm 1 cái gì đó kế tiếp ví dụ như cung cấp áp lực sâu cho trẻ khi mát xa vùng tay. Bạn mát xa vùng tay mà không làm áp lưc sâu (và nếu đúng là bé nhà bạn cần áp lực sâu), thì đó là cách tốt nhất chọc giận bé đó . Có những vùng mặt nhiều dây thần kinh thì không thể mát xa để làm áp lực sâu được. Bạn hỏi, rà lại trước khi làm là điều rất tốt, nhưng bạn cũng làm tôi lo là không hiểu ai chỉ cho bạn áp dụng những pp mì ăn liền mà không phân tích rõ cho bạn như vậy.


Vâng, gia đình hiện vẫn đang đánh đồng cháu "Tăng động thiếu chú ý" là 1 rối loạn chung vì vẫn ko hiểu hết bản chất chỉ hiểu nôm na qua nghĩa bề ngoài. Cháu nó lúc nào cũng luôn chân luôn tay hầu như ko ngồi yên lâu được
-Khám 1 vòng ở viện Nhi TW: ở phòng test CARS và Dewer thì bảo là "Tăng hoạt động", Sang bên hồi phục chức năng để hướng dẫn phụ huynh thì bác sỹ hướng dẫn nhìn qua phán luôn là "Thằng này tăng động lắm" và đuổi cháu ra ngoài (cháu nó thích nghịch mấy cái đồ chơi ở đó, khi cháu nó chơi ko bao giờ đâp phá gì cả), trở lại phòng khám chính để kết luận thì kết luận "Chậm phát triển tâm thần trung bình/có nét tự kỷ" (cái này mà search trên mạng thấy còn thảm hơn rất nhiều so với TK)
- Khám ở chuyên gia tâm lý kết luận: "Phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán của Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) và Trễ về phát triển (Developmetal Delay)" nhưng lại bảo cháu không bị tăng động (vì tăng động ko thể ngồi học yên được lâu dù có lúc học có dụ cháu bằng những thứ cháu thích, cháu luôn chân luôn tay đó chỉ là biểu hiện về hành vi thôi)
Ban đầu gia đình dự định cho cháu đi khám ở 3 chỗ khác nhau để được tư vấn nhiều hơn xem được sự đánh giá nhiều chiều + dựa vào sự hiểu về cháu của bố mẹ nhưng khám đến chỗ thứ 2 thì tinh thần xuống hơn nữa mệt mỏi, đã hoang mang thì lại càng hoang mang hơn. Thôi quyết định không đi khám nữa tạm thời trấn tĩnh đã từ từ bình tĩnh lại trong lúc dạy cháu tham khảo thêm rồi tính tiếp điều chỉnh cho hợp lý.

Cái gia đình muốn nhất là "phương án can thiệp: chỉ rõ được điểm yếu điểm mạnh của cháu để từ đó đưa mục tiêu, giáo trình giáo án cụ thể" qua đó gia đình có thể tham gia phối hợp cùng thêm sự hiệu quả.
Tạm thời ko bàn đến các vấn đề đó nữa, nhưng có điểm chung giữa phụ huynh + bác sỹ + chuyên gia tâm lý là cháu nó yếu nhất về phần NHẬN THỨC + NGÔN NGỮ (ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ diễn đạt) + HÀNH VI cũng phải điều chỉnh(ít hơn). Và qua tìm hiểu nhặt nhặn được em rút ra vài điểm chính cần can thiệp trước mắt:
1. Bé phải biết chú ý, tập trung (tạo tiền đề, nền tảng cho các bước phát triển tư duy sau này) do đó mà em đã đưa ra 1 số cách ở trên để bổ trợ tăng sự tập trung chú ý của cháu. Bé nhà em thì chỉ tập trung vào những cái cháu nó thích thôi (như dạy ảnh, số, chữ cái, hoặc xem video đại loại thiên về danh từ ở dạng TĨNH ở thể bị động hướng 1 chiều). Em cũng dựa trên cái THÍCH của cháu để LOANG thêm ra các động từ (dạng ĐỘNG vẫn ở thể bị động) nhưng chưa được nhiều lắm (1 phần bị hạn chế bởi PH chưa biết cách dạy, khả năng sinh động trong lúc dạy).
Bài cụ thể của cô giáo đang dạy cháu đưa ra để tăng sự tập trung của cháu:
- Bò trên thảm (đen trắng)
- Di màu trong khung
- Tráo thẻ đen trắng
- Hỏi đáp nhanh --> níu giữ sự tập trung

2. Bé phải hiểu (phải hiểu trước khi nói): vấn đề rất khó và phức tạp, nó cần thời gian, giáo án giáo trình biện pháp mỗi người cũng sẽ khác nhau nhưng trước tiên gia đình sẽ dạy vào những cái bé cần biết so với bé cùng độ tuổi

Vạn sự khởi đầu nan, gian nan thì lại dễ nản, quả đúng như thế, "oải + nản + thất vọng" có lẽ sẽ xuất hiện nhiều trong quá trình dạy và gia đình cũng phải làm quen dần!
Gia đình sẽ giữ vững sự cố gắng sẽ thông báo thêm tình hình của cháu để được nhờ anh và mọi người tư vấn thêm, em cảm ơn!
Sửa lần cuối bởi father_and_sun vào ngày T.Hai Tháng 9 30, 2013 11:52 pm với 2 lần sửa.
father_and_sun
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 9 25, 2013 11:33 pm

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 9 30, 2013 11:36 pm

Chào bạn,

Tôi thấy cách tiếp cận vấn đề can thiệp cho con của bạn rất khoa học và rõ ràng. Bạn cứ tiến hành làm, có gì vào đây cho mọi người biết kết quả ra sao và chia sẻ kinh nghiệm cho những phụ huynh khác nhe bạn.

Chúc bé mau tiến bộ
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi father_and_sun » T.Ba Tháng 10 29, 2013 9:24 am

Sau 1 tháng can thiệp và chơi với cháu. Hiện tại Bé nhà em cũng có 1 số tiến bộ nhỏ :
- Giao tiếp mắt có chút tiến bộ: (đã nhìn và quan sát hơn trước để bắt chước, chỉ ngón trỏ vẫn chưa thành thục nhưng hầu như đã nhìn theo hướng chỉ tay của bố mẹ hoặc cô)
- Ngôn ngữ hiểu có tiến bộ hơn:
+ Nhại lời đã giảm đi (tăng sự trả lời nhiều hơn hoặc im lặng hoặc nhại lời)
+ Trả lời đúng tên người thân với 1 vài cách hỏi khác nhau (Ai đây? Bố tên là gì? Tên bố là gì? Mẹ tên là gì? Tên mẹ là gì? Cô tên là gì? Tên cô là gì?Bạn tên là gì?)
+ Gọi tên bé đã có sự hồi đáp hơn (đã dạ nhiều hơn, có lúc ko dạ thì quay mặt lại nhưng mức độ hồi đáp vẫn thua rất xa trẻ thường)
+ Các câu mệnh lệnh DẠNG ĐƠN đã thực hiện tốt hơn (con vứt rác vào giỏ, vất rác cho bố/mẹ/cô, con ra ôm/thơm mẹ, con ra lấy cốc, con úp cốc, con cất mũ lên bàn, con đi lấy dép, con đi dép vào, con tháo dép ra, con đi lấy balo, con cầm (vật gì đó) đưa cho mẹ...)
+ Các câu mệnh lệnh DẠNG KÉP cũng thực hiện được 1 số lệnh: Con nhặt (bố chỉ tay) cầm vất vào giỏ hay thùng rác cho bố, con nhặt đồ ở ngoài sân rồi mang vào trong nhà cất lên bàn, con đi lên đá rồi vất rác
+ Phân biệt được các sở hữu của ai đó (chủ yếu là các vật sở hữu đã được dạy như: áo của ai đây, mũ của ai đây, dép của ai đây?...)
+ Phân biệt 1 số tính từ: to - nhỏ, dài - ngắn, nóng - lạnh, giống nhau- khác nhau
+ Cơ bản trả lời tương đối đúng dạng phủ định có/không (trả lời qua tranh và các vật đã biết ở ngoài như: đây có phải con mèo ko? con: không, con chó hoặc đây có phải mẹ ko? con: phải, có phải con chó nó kêu meo meo ko? con: không, kêu gâu gâu,...)
- Ngôn ngữ diễn đạt:
+ Cảm xúc của con có vẻ tốt hơn
+ Một số tình huống con đã trả lời đúng như hỏi con: Con đang làm gì? Bố đang làm gì? Mẹ đang làm gì?
+ Mẹ kể chuyện rồi tóm tắt lại câu chuyện rồi sau đó hỏi con như: chuyện có những nhân vật gì? nói cái gì? -----Cho bé câu trả lời....Hôm sau kể đặt câu hỏi rồi bảo bé trả lời
+ Cô hỏi các sự việc: Con vừa đi đâu về? Con học ở trường nào? Hôm nay ai đưa con về? Đưa về bằng cái gì?...--Cho bé câu trả lời... Lần sau hỏi rồi bảo bé trả lời
+ Tình huống về nhu cầu: bố/mẹ/cô ơi cho con uống nước (có lúc chỉ nói "uống nước"), bố/mẹ/cô ơi mở cửa cho con (có lúc sắp xếp sai trật tự thành "bố ơi cho con mở cửa"), cho con xuống (nếu cháu bị bế hoặc ngồi trên xe ở siêu thị chán cháu tự đòi xuống), bố/mẹ cho con ăn bim bim (bánh, kẹo,...), bố/mẹ bóc cho con, bố cho con mượn điện thoại,...
Nhìn chung đó mới là những tình huống cô, bố mẹ đã dạy và khi gặp tình huống đó thì con thể hiện ra được còn con vẫn chưa tự nghĩ ra các tính huống khác mà phải đợi gợi ý

Gia đình cũng như giáo viên đều nhận thấy cháu yếu nhất ở sự chú ý tập trung, ngôn ngữ diễn đạt và khả năng tương tác. Và cách dạy sắp tới như sau:
1. Sự chú ý tập trung: để tăng vẫn sử dụng các tập trước đây (bò thảm đen trắng, di màu trong khung, tráo thẻ đen trắng, hỏi đáp nhanh)????
2. Ngôn ngữ diễn đạt (gia đình cũng hơi bế tắc ở khâu nghĩ ra các bài tập để làm giáo án dạy):
+ Bổ trợ bằng 1 số bài vận động chéo (đi xe đạp 4 bánh, cho con vận động chéo trên giường với bố mẹ 1000 phát/1 ngày)
+ Giảm sự nhắc nhở hay tín hiệu nhắc nhở thay vào đó sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể
+ Hỏi bé kể lại sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra (con vừa ở đâu về? ai đưa con về? Về bằng cái gì? trong nhà có những ai? Con đang làm gì?...)
+ Kể chuyện ngắn đơn giản
+ Tạo ra nhiều tình huống khác nhau để con nói được nhiều tình huống khác nhau
3. Khả năng tương tác
+ Tại trường mầm non xem trên camera không thấy cháu tha thẩn 1 mình như trước nhưng có vẻ cháu vẫn chưa hòa nhập được với các bạn (thông qua cả việc trao đổi với cô mầm non) ----> phần khó khắc phục và kiểm soát nhất do nhiều lý do. Sang tháng em nhờ cô giáo chuyên biệt can thiệp giúp 1 buổi/1 tuần ở lớp mầm non vào buổi sáng
+ Cô giáo dạy RDI (1h/1ngay, 3 buổi/1tuan): dạy với hình thức chơi với con như chơi tương tác thông qua đồ vật (tạo ra luật chơi cụ thể, làm mẫu thật rõ để thu hút,), tương tác trực tiếp lên người con (khi con đang chơi 1 trò nào đó, cô lại gần và tạo ra những tương tác thích hợp để con chú ý)
+ Bố mẹ chơi chủ động với con và hướng dẫn con chơi đồ chơi đúng cách, chơi luân phiên tuần tự

Em muốn nhờ Anh Phi, chị Tường Anh, các phụ huynh góp ý thêm và gợi ý giúp 1 số bài tập vì đến lúc này em thấy hơi trùng xuống trong cách dạy con, em cảm ơn
father_and_sun
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 9 25, 2013 11:33 pm

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 10 29, 2013 11:11 am

Khi can thiệp cho con, bạn nên có cả chiến thuật (tacticc) và chiến lược (strategy). Ví dụ như bạn là tổng tư lệnh quân đội nước A và phải đánh chiếm nước B, thì chiến lược là "khống chế hải cảng, chặn đường tiếp vận lương thực ..." còn chiến thuật là "dùng vũ khí gì khống chế hải cảng, làm sao để chặn đường tiếp vận ? bằng không quân hay bằng biệt kích ? ..."

Những cái bạn đã làm và đang hỏi rất tốt nhưng nó đều có tính cách chiến thuật, có tính đối phó . Làm như vậy tạm thời thì OK, nhưng lấy đó làm cách can thiệp duy nhất cho con thì bạn sẽ bị các bất lợi sau:

1/ Bạn đang dùng 1 khuôn mẫu can thiệp của 1 trẻ khác áp dụng cho con mình
2/ Có những kỹ năng cần trong tương lai, nhưng phải dạy ngay từ bây giờ mà bạn không để ý tới hay không biết
3/ Khi bé bị vướng mắc, có thể là lỗi về chiến lược nhưng bạn lại nghĩ là chiến thuật sẽ là lời giải, cho nên sẽ không có cách giải quyết . Ví dụ như vụ nói câu dài hơn . Phải có các bài học nhận thức gì được dạy song song thì bé mới nói câu dài ra được ? Nếu bé nói được 1 từ, bước tiếp theo là nói 2 từ, sau đó là 3 từ hay cả nguyên câu ?

Gia đình cũng như giáo viên đều nhận thấy cháu yếu nhất ở sự chú ý tập trung, ngôn ngữ diễn đạt và khả năng tương tác.


NN diễn đạt và khả năng tương tác luôn là 2 MT khó, không riêng gì cho bé của bạn . Phần lớn các can thiệp không thành công là do thiếu chiến lược (strategy), và chỉ chú trọng vào tìm bài học nào để đột phá . Bạn cần bài học bên nhận thức, thậm chí có trường hợp cả bên ngôn ngữ trị liệu để vượt qua . Không có bài học "100% ngôn ngữ" nào có thể giúp trẻ có ngôn ngữ diễn đạt được . Và khi bé bị khựng lại có khi do các bài học nhận thức không đủ, nói ngắn gọn là chỉ "dạy ngôn ngữ" thì sẽ có lúc đụng trần (không hề có bài học hay chuong trình can thiệp nào "hoàn toàn ngôn ngữ" cả).

Tôi không rõ về bạn lắm, nhưng với phụ huynh tại Hoa Kỳ, khi họ nói rằng con họ đụng trần, họ muốn phụ dạy thêm ở nhà thì tôi hay hỏi họ rằng "If you want to teach your kids, tell me the last time you go to school." / Nếu bạn muốn (có gì mới) để dạy con, nói cho tôi nghe xem lần chót bạn đi học là khi nào?

Các câu hỏi của bạn hay nhưng đã đến lúc bạn cần tìm hiểu phần "chiến lược" (strategy) rồi, các bài học, đối phó ngắn hạn bắt đầu mất tác dụng. Bạn nên liên lạc nơi bạn ở (Hà nội?) tìm các các khóa đào tạo có nền tảng để tham dự, đưa bé tới để có 1 nhóm nào đó thẩm định rõ ràng (cho ra MT can thiệp cụ thể), mời cô giáo vào diễn đàn để trao đổi cụ thể ...

Phân biệt 1 số tính từ: to - nhỏ, dài - ngắn, nóng - lạnh, giống nhau- khác nhau


Bé đã biết các trạng từ thời gian: hôm qua, hôm nay, ngày mai, sớm, trễ chưa ?

Con đang làm gì? Bố đang làm gì? Mẹ đang làm gì?


Bạn chú trọng vào "Hôm qua con làm gì" hoặc "Sáng nay con hoc gì". Hoặc tốt hơn nữa là "kể lại mẹ nghe chuyện trong lớp sáng nay".

nhưng có vẻ cháu vẫn chưa hòa nhập được với các bạn


Bạn có mục tiêu cụ thể cho việc hòa nhập không? "Hòa nhập" chỉ là 1 khái niệm, nếu có mục tiêu, bài học cụ thể thì "khái niệm" mới chuyển thành cái gì đó để chúng ta làm và theo dõi tiến độ được.

+ Cô giáo dạy RDI (1h/1ngay, 3 buổi/1tuan): dạy với hình thức chơi với con như chơi tương tác thông qua đồ vật (tạo ra luật chơi cụ thể, làm mẫu thật rõ để thu hút,), tương tác trực tiếp lên người con (khi con đang chơi 1 trò nào đó, cô lại gần và tạo ra những tương tác thích hợp để con chú ý)


Bạn cho ví dụ cụ thể hơn, chụp hình hoặc quay video và gửi đường truyền cho tôi đc không?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi father_and_sun » T.Ba Tháng 10 29, 2013 8:06 pm

Trước hết cho em cảm ơn anh Phi nhiều về những lời góp ý của anh. Em xin phép trích các ý của anh:
phi đã viết:Khi can thiệp cho con, bạn nên có cả chiến thuật (tacticc) và chiến lược (strategy). Ví dụ như bạn là tổng tư lệnh quân đội nước A và phải đánh chiếm nước B, thì chiến lược là "khống chế hải cảng, chặn đường tiếp vận lương thực ..." còn chiến thuật là "dùng vũ khí gì khống chế hải cảng, làm sao để chặn đường tiếp vận ? bằng không quân hay bằng biệt kích ? ..."

Những cái bạn đã làm và đang hỏi rất tốt nhưng nó đều có tính cách chiến thuật, có tính đối phó . Làm như vậy tạm thời thì OK, nhưng lấy đó làm cách can thiệp duy nhất cho con thì bạn sẽ bị các bất lợi sau:

1/ Bạn đang dùng 1 khuôn mẫu can thiệp của 1 trẻ khác áp dụng cho con mình
2/ Có những kỹ năng cần trong tương lai, nhưng phải dạy ngay từ bây giờ mà bạn không để ý tới hay không biết
3/ Khi bé bị vướng mắc, có thể là lỗi về chiến lược nhưng bạn lại nghĩ là chiến thuật sẽ là lời giải, cho nên sẽ không có cách giải quyết . Ví dụ như vụ nói câu dài hơn . Phải có các bài học nhận thức gì được dạy song song thì bé mới nói câu dài ra được ? Nếu bé nói được 1 từ, bước tiếp theo là nói 2 từ, sau đó là 3 từ hay cả nguyên câu ?

Gia đình em đã xác định mục tiêu can thiệp và dạy con là trường kỳ và lâu dài. Tuy thời gian can thiệp cho con được khoảng 1 tháng hơn chưa phải là nhiều để thấy được sự tiến bộ thật sự rõ rệt nào đó nhưng cũng rò hỏi lại cách thực hiện để thay đổi và điều chỉnh cho hợp lý hơn. Nhờ anh góp ý tư vấn 1 chiến lược hoặc cho em 1 ví dụ cụ thể can thiệp cho 1 bé nào đó được mà anh đã thực hiện qua được ko? Để em dễ hình dung hơn
1/ Bạn đang dùng 1 khuôn mẫu can thiệp của 1 trẻ khác áp dụng cho con mình

Gia đình em ko dùng 1 khuôn mẫu can thiệp của 1 trẻ khác để áp dụng cho con mình. Đến cả cô giáo can thiệp (ABA) cũng ko hẳn là dạy cụ thể phương pháp can thiệp ABA vẫn là thập cẩm của nhiều phương pháp (ABA, ABA VB, TEACCH) (cô có giáo án bài viết cụ thể + thể hiện dưới dạng nhật ký nữa ). Liệu ko dạy theo 1 pháp cụ thể có ổn ko?

2/ Có những kỹ năng cần trong tương lai, nhưng phải dạy ngay từ bây giờ mà bạn không để ý tới hay không biết

Gia đình em mới dạy con các kỹ năng cần thiết theo độ tuổi của con (từ 2-3 tuổi) như các kỹ năng tự phục vụ: vệ sinh, ăn uống, quần áo, giầy dép,... Có thể 1 số các kỹ năng cần trong tương lai gia đình ko biết hoặc ko để ý tới

3/ Khi bé bị vướng mắc, có thể là lỗi về chiến lược nhưng bạn lại nghĩ là chiến thuật sẽ là lời giải, cho nên sẽ không có cách giải quyết . Ví dụ như vụ nói câu dài hơn . Phải có các bài học nhận thức gì được dạy song song thì bé mới nói câu dài ra được ? Nếu bé nói được 1 từ, bước tiếp theo là nói 2 từ, sau đó là 3 từ hay cả nguyên câu ?

Gia đình vẫn dạy các bài học nhận thức (dạng nạp kiến thức) song song với các bài học về diễn đạt để giúp con diễn đạt được tốt hơn

NN diễn đạt và khả năng tương tác luôn là 2 MT khó, không riêng gì cho bé của bạn . Phần lớn các can thiệp không thành công là do thiếu chiến lược (strategy), và chỉ chú trọng vào tìm bài học nào để đột phá . Bạn cần bài học bên nhận thức, thậm chí có trường hợp cả bên ngôn ngữ trị liệu để vượt qua . Không có bài học "100% ngôn ngữ" nào có thể giúp trẻ có ngôn ngữ diễn đạt được . Và khi bé bị khựng lại có khi do các bài học nhận thức không đủ, nói ngắn gọn là chỉ "dạy ngôn ngữ" thì sẽ có lúc đụng trần (không hề có bài học hay chuong trình can thiệp nào "hoàn toàn ngôn ngữ" cả).

Tôi không rõ về bạn lắm, nhưng với phụ huynh tại Hoa Kỳ, khi họ nói rằng con họ đụng trần, họ muốn phụ dạy thêm ở nhà thì tôi hay hỏi họ rằng "If you want to teach your kids, tell me the last time you go to school." / Nếu bạn muốn (có gì mới) để dạy con, nói cho tôi nghe xem lần chót bạn đi học là khi nào?

Vâng, gia đình em nhận thức được đa số đối với trẻ bị rối loạn thì phần ngôn ngữ diễn đạt và tương tác là cái có thể nó là khó nhất cần rất nhiều thời gian can thiệp. Cách gia đình đang áp dụng vẫn là kháng chiến trường kỳ nhưng cũng muốn có sự đột phá (tiến bộ) nhất định cũng là để góp phần động viên khích lệ tinh thần phụ huynh nên em cũng hay lên 1 số diễn đàn để nhặt nhạnh bài học về thử áp dụng. Về vấn đề này em sẽ xem xét lại (đặc biệt là tăng cường bài học bên nhận thức - thiên hướng chủ đạo ABA VB)

Các bài viết trong topic này vợ chồng em đều cùng đọc và đều cùng trao đổi. Về bản thân em (bố cháu) thì em chưa tham gia 1 lớp học hướng dẫn phụ huynh cụ thể nào (chỉ mới đọc tài liệu và tham khảo trên mạng, quan sát cô giáo dạy, cũng như tham quan 1 số trường dạy TK). Vợ em cũng đã được hướng dẫn cơ bản về phương pháp ABA VB nhưng chưa dạy được mấy vẫn chủ yếu là chơi với con (đang đọc thêm tài liệu Floortime).
Về phần cô giáo gia đình đều trao đổi các điểm yếu điểm mạnh, điểm cần can thiệp trước và cũng gợi ý cô 1 số phương pháp mới bây giờ đang đang áp dụng để can thiệp như ABA VB, gia đình sẽ để cô trực tiếp đọc những lời tâm sự trên để cảm nhận tốt hơn


Bé đã biết các trạng từ thời gian: hôm qua, hôm nay, ngày mai, sớm, trễ chưa ?

Bé mới bắt đầu được dạy nên chưa biết anh à (dạy qua ảnh như đưa hình ông mặt trời mọc, ông mặt trời lặn, dạy khái niệm thời gian thực tại thời điểm dạy,...)
Bạn có mục tiêu cụ thể cho việc hòa nhập không? "Hòa nhập" chỉ là 1 khái niệm, nếu có mục tiêu, bài học cụ thể thì "khái niệm" mới chuyển thành cái gì đó để chúng ta làm và theo dõi tiến độ được.

Vâng hòa nhập là 1 khái niệm rộng. Cách gia đình đang áp dụng:
+ Hướng dẫn bé biết các đồ chơi đúng cách, biết bắt chước các vận động cơ bản theo lứa tuổi,
+ Tăng ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ diễn đạt phù hợp với lứa tuổi của con
+ Nhờ cô giáo mầm non quan tâm hơn kéo con hòa nhập nhóm với các bạn ko để con 1 mình
------->Vẫn chưa có bài học cụ thể và chưa theo dõi được tiến độ

+ Cô giáo dạy RDI (1h/1ngay, 3 buổi/1tuan): dạy với hình thức chơi với con như chơi tương tác thông qua đồ vật (tạo ra luật chơi cụ thể, làm mẫu thật rõ để thu hút,), tương tác trực tiếp lên người con (khi con đang chơi 1 trò nào đó, cô lại gần và tạo ra những tương tác thích hợp để con chú ý)


Bạn cho ví dụ cụ thể hơn, chụp hình hoặc quay video và gửi đường truyền cho tôi đc không?

Video thì em sẽ thử quay bằng webcam thông qua ứng dụng (skype -Eaver)
Giáo án RDI trong đó có phần ví dụ cụ thể tham khảo qua tại đây
Sửa lần cuối bởi father_and_sun vào ngày T.Ba Tháng 10 29, 2013 9:32 pm với 3 lần sửa.
father_and_sun
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 9 25, 2013 11:33 pm

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 10 29, 2013 8:56 pm

Giáo án RDI trong đó có phần ví dụ cụ thể thì anh có thể tham khảo qua tại đây:


Cái bạn gửi vẫn là tactics, có tính cách ngắn hạn . Bạn có thể gửi MT can thiệp dài hạn hơn được không? Ví dụ như nếu học xong cái đang dạy thì học cái gì, bạn cứ vậy hỏi kéo ra khoảng 3 - 6 tháng thì sẽ có cái tôi đang cần .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi father_and_sun » T.Ba Tháng 10 29, 2013 10:58 pm

phi đã viết:Cái bạn gửi vẫn là tactics, có tính cách ngắn hạn . Bạn có thể gửi MT can thiệp dài hạn hơn được không? Ví dụ như nếu học xong cái đang dạy thì học cái gì, bạn cứ vậy hỏi kéo ra khoảng 3 - 6 tháng thì sẽ có cái tôi đang cần .

Vâng, cái giáo án đó vẫn chỉ là ngắn hạn dạng các bài dạy bổ trợ. Mục tiêu mong muốn của gia đình với cô RDI là dạy con các kỹ năng cơ bản phù hợp lứa tuổi, biết chơi tương tác để hòa nhập và có thể chơi tương tác được với các bạn để sau này có thể tự học được thông qua tương tác. (thời gian để con biết chơi tương tác thì chưa xác định được)
Cô RDI cũng đã tâm sự với gia đình RDI chỉ là để hướng dẫn cho phụ huynh (bố mẹ) thôi chứ ko cần phải nhờ cô dạy, nhưng gia đình em vẫn cứ động viên cô dạy trong lúc anh chị đang bơi ngập thông tin, tâm lý chưa tốt. Em chỉ nghĩ đơn giản "Cô cứ chơi con nghĩ ra nhiều hoạt động hoặc dạy bất kỳ cái gì đó phù hợp kích thích được sự tư duy với lứa tuổi của con đều là tốt cả"
Cô giáo (ABA) thì có nhiệm vụ để tăng ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ diễn đạt,cũng có thể là sườn để bố mẹ dựa vào đó đi theo,...

Còn về cơ bản thì các cô cũng chỉ dạy...dạy... dựa vào quá trình học tập và đào tạo tại trường kết hợp kinh nghiệm đi dạy tại các trung tâm, tại nhà (cũng có thể là tư duy lối mòn) nên nhiệm vụ gia đình vẫn là điều chỉnh sát sao, trao đổi, kết hợp từ mầm non đến can thiệp tại nhà,...
Để chiều em thử hỏi thử các cô về 1 cái tổng thể trong 3-6 tháng tới xem mục tiêu con thể đạt được những cái gì, nhưng cái hiện tại vẫn chỉ là ngắn hạn (các bài học đối phó ngắn hạn),
Các bài học ngắn hạn không biết có tập hợp thành được 1 cái mục tiêu tổng thể thống nhất có hiệu quả ko nữa thật khó để trả lời, và cũng ko biết cần bao nhiêu thời gian?

Có lẽ gia đình em sẽ xem xét lại vấn đề để điều chỉnh tìm hiểu phần mà như anh nói là "chiến lược". Còn ở Hà nội thì em cũng chưa biết có chỗ nào thẩm định rõ ràng và đặc biết là họ có thể tư vấn cho ra được mục tiêu can thiệp cụ thể cả
father_and_sun
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 9 25, 2013 11:33 pm

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 10 30, 2013 12:31 am

Trong bài bạn gửi tôi có mục tiêu này

Làm RDI trong các hoạt động hàng ngày
-Nói ít câu mệnh lệnh
-Dùng ngôn ngữ không lời (cử chỉ/điệu bộ…/hành động) để hướng dẫn

Nhu cầu: vd thứ con muốn có con cần phải nhìn / có cử chỉ xòe tay (hướng dẫn con xòe tay mà không dùng lời ) để xin, đừng nhắc con bằng lời vội vì khi nhắc vậy con sẽ bắt chước câu nói mà có thể không hiểu và không cần phải nhìn


Bạn chú ý vụ này. Tôi cho bạn một ví dụ cụ thể . Có 1 PH dạy con mand / yêu cầu bằng cách chụm 5 ngón tay lại, cả 2 tay, rồi chụm 2 tay vào nhau. Họ làm vậy do 1 người khác tư vấn cho họ ở VN. Đây là ngôn ngữ cơ thể để nói "nữa / thêm nữa". Người cố vấn cho họ chắc là học điều này qua các bài dạy dùng hình ảnh PECS. Tôi biết trình độ nhận thức và ngôn ngữ của bé đó, và mất rất nhiều thì giờ khuyên can PH là không nên nhưng không thuyết phục được. Đó là việc của năm trước.

Bây giờ bé khả năng mand / yêu cầu bằng ngôn ngữ và phát triển câu rất kém. Nếu nhìn chỉ từ góc language acquisition / phát triển ngôn ngữ, thì "nữa" không phải là động từ mà lại đem ra dùng như động từ, và nó là một general verb, động từ có tính khái quát, có thể dùng cho moi trường hợp. Vì vậy vô tình họ làm cho bé bị đụng trần, đứng ở câu chỉ có 2 từ.

Với em bé tôi vừa nói thì can thiệp như trên là không đúng . Với bé nhà bạn thì tôi không biết . Cho nên tôi chỉ có thể nhắc bạn cẩn thận . Với giáo dục đặc biệt thì người soan chuong trình can thiệp cần hiểu rõ tại sao làm như vậy, hiểu từ nhiều góc độ ngôn ngữ, nhận thức và cả hành vi , và đừng áp dụng cái mà người khác làm cho con họ nhé, chưa chắc đã thích hơp cho con mình .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi father_and_sun » T.Năm Tháng 10 31, 2013 11:41 pm

phi đã viết:Trong bài bạn gửi tôi có mục tiêu này

Làm RDI trong các hoạt động hàng ngày
-Nói ít câu mệnh lệnh
-Dùng ngôn ngữ không lời (cử chỉ/điệu bộ…/hành động) để hướng dẫn

Nhu cầu: vd thứ con muốn có con cần phải nhìn / có cử chỉ xòe tay (hướng dẫn con xòe tay mà không dùng lời ) để xin, đừng nhắc con bằng lời vội vì khi nhắc vậy con sẽ bắt chước câu nói mà có thể không hiểu và không cần phải nhìn


Bạn chú ý vụ này. Tôi cho bạn một ví dụ cụ thể . Có 1 PH dạy con mand / yêu cầu bằng cách chụm 5 ngón tay lại, cả 2 tay, rồi chụm 2 tay vào nhau. Họ làm vậy do 1 người khác tư vấn cho họ ở VN. Đây là ngôn ngữ cơ thể để nói "nữa / thêm nữa". Người cố vấn cho họ chắc là học điều này qua các bài dạy dùng hình ảnh PECS. Tôi biết trình độ nhận thức và ngôn ngữ của bé đó, và mất rất nhiều thì giờ khuyên can PH là không nên nhưng không thuyết phục được. Đó là việc của năm trước.

Bây giờ bé khả năng mand / yêu cầu bằng ngôn ngữ và phát triển câu rất kém. Nếu nhìn chỉ từ góc language acquisition / phát triển ngôn ngữ, thì "nữa" không phải là động từ mà lại đem ra dùng như động từ, và nó là một general verb, động từ có tính khái quát, có thể dùng cho moi trường hợp. Vì vậy vô tình họ làm cho bé bị đụng trần, đứng ở câu chỉ có 2 từ.

Với em bé tôi vừa nói thì can thiệp như trên là không đúng . Với bé nhà bạn thì tôi không biết . Cho nên tôi chỉ có thể nhắc bạn cẩn thận . Với giáo dục đặc biệt thì người soan chuong trình can thiệp cần hiểu rõ tại sao làm như vậy, hiểu từ nhiều góc độ ngôn ngữ, nhận thức và cả hành vi , và đừng áp dụng cái mà người khác làm cho con họ nhé, chưa chắc đã thích hơp cho con mình .

Em cảm ơn anh Phi góp ý giúp em !
Giáo án của của cô RDI viết tháng 10 nhưng thực tế thì cái vụ ngôn ngữ cơ thể như anh nói ở trên thì chưa kịp thực hiện đâu (cô lẫn phụ huynh). Có thể anh thấy lạ vì giáo án đưa ra mà ko thực hiện??? Vâng, cũng 1 phần trong lúc học gia đình tự ý bảo cô lồng các hoạt động khác như dạy xe đạp, cắt dán (phần cắt dán này cũng hơi bị RDI đấy à để lúc nào em chi tiết lên),... Em cũng sẽ trao đổi lại với cô vì thực ra cô RDI cũng ko hẳn đã sâu sắc về RDI, RDI cũng là 1 phương pháp khá là mới nữa hiệu quả (thành công) đem lại thế nào thì còn phải chờ thêm thời gian trả lời, mặt khác cô cũng chỉ được hướng dẫn phân công các công việc khi làm việc ở trung tâm cô đang làm (ở đó có người duyệt giáo án, lại có rất nhiều các đồ hộ trợ cho các bài tập trong giáo án. Và họ còn xem lại các video của các cô làm hàng ngày để trao đổi, nhận xét, đánh giá,... Em đã qua đó thấy cũng rất bài bản nhưng vì khoảng cách xa nhà em sợ ko đảm bảo sức khỏe cho con mà chỉ dạy chủ đạo RDI (nặng về tương tác) ko thôi, gia đình thấy chưa yên tâm vì con vẫn cần phải dạy rất nhiều về ngôn ngữ)
Gia đình thì vẫn hướng cô dạy RDI chủ yếu là hướng dẫn con tương tác, dạy các kỹ năng tự phục vụ phù hợp lứa tuổi. Nội dung cô RDI triển khai có phần tham khảo bám theo cô giáo dạy (ABA) hướng con chủ động hơn trong ngôn ngữ nói cũng như diễn đạt mong muốn.
Bé nhà em hiện có thể nói được câu chủ động theo nhu cầu dài 6 chữ như bố ơi cho con uống nước, bố ơi cho con mượn ipad,... nhưng em nghĩ đó chắc chưa đánh giá được gì nhiều
Thấy anh có nhắc đến phần dạy Mand (yêu cầu) em nghĩ đến kỹ thuật paring và manding của phương pháp ABA VB mà em cũng muốn dạy cho con theo phương pháp này để phát triển ngôn ngữ và cũng được nhiều các phụ huynh đi trước tư vấn nên theo phương pháp can thiệp này

Bé nhà em rất thích dùng ipad em muốn dùng ipad để hướng dẫn cũng như nạp 1 số truyện ngắn để thu hút tạo lôi cuốn cho bé 30 phút 1 ngày có sao ko anh? (cũng có thể là dạy nạp hình ảnh,..)
Em sẽ thử quay lại video buổi dạy của các cô (cả ABA, RDI) rồi sẽ gửi link nhờ anh đánh giá sơ qua phần nào đó giúp em!
Em cảm ơn anh nhiều!
father_and_sun
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 9 25, 2013 11:33 pm

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách.

cron