Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi khanhca » T.Ba Tháng 8 21, 2012 11:50 pm

Anh Phi a, thì mẹ bé đấy cũng đã thử châm cứu cho bé được 3 hôm rồi nhưng thấy ko có kết quả nên nghe mẹ khác gioi thiệu cấy chỉ mới chọn cho con luôn đó. Em nghe mẹ bé ấy bảo là khi châm cứu họ phải cột tay và chân bé lại 30 phút é la hét dữ lắm, còn cái đầu thì không cột được nên bé lắc có khi rơi cả các kim châm ở miệng và đầu ra phải châm lại đấy anh. Còn cấy chỉ thì chỉ đau lúc đấy là xong, nhưng em nghỉ là về nhà phải đau mấy ngày chưa khỏi vì mấy bé nayày có nói được đâu mà bảo bố mẹ biết bé đau thế nào.
Sáng nay, em có gọi cho mẹ bé đó để thông báo là em chưa sắp xếp ra Hà Nọi được thì mẹ bé vẫn đưa ra hiệu quả của việc cấychỉ và bảo em thử cho con em. Vì nghe em nói là bé mất ngủ thì mẹ ấy bảo hồi xưa con chị ấy cũng vậy nhờ cấy chỉ mà ngủ được ngon giấc đó. Rồi mẹ còn nói cũng giới thiệu cho một anh ở quê mới ra cấy chỉ cho con đưoợc 1 lần, trước kia con anh cũng ko ngủ được thức đêm hoài có hôm bố đòi "bóp cổ" con luôn đó mà cấy chỉ được 1 lần nghe mẹ nói giờ cũng đã ngủ ngon giấc lắm. Thế là em phải tìm bằng được số điện thoại của anh đấy để gọi hỏi cho rõ ngọn ngành.
Và thế là em cũng đã gọi gặp anh đó sáng nay thì anh ấy bảo chưa có kết quả gì, để anh ấy thử lần 2 xem và chắc 1 tháng sau nếu có kết quả khả quan gì anh ấy sẽ thông báo sau. Anh ấy còn nói hình như từ hôm cấy chỉ về bé trở nên "trầm cảm" hơn thì phải.
Vậy là mẹ bé kia nói ko đúng sự thật và còn nói vói e là có bệnh thì vái tứ phương nữa chư. E có nói lại là "tự kỷ" ko phải là bệnh nên ko thể chữa trị trong thời gian ngắn được mà phải lâu dài kia. Không bieết lý do gì mà mẹ bé lại tin tưởng vào "cấy chỉ" dữ vậy em cũng không biết nữa.
khanhca
 
Bài viết: 191
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 8 10, 2010 11:03 pm

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi khanhca » T.Tư Tháng 8 22, 2012 12:01 am

Chị Châu ạ, khi cấy chỉ một người là nhân viên cuả Trung tâm ôm đầu ghì, bác của bé thì trèo lên mình ngồi trên mông, 2 cái đầu gồi của bác thì kẹp 2 tay bé, 2 tay bác thì giữ vai bé, còn mẹ của bé thì giữ 2 chân bé ấy chứ. Nói chung là châm cứu thì mẹ này nhìn thấy bé và khóc theo con nhưng cấy chỉ thì mẹ bị người bác che cả người nên mẹ ko nhìn thấy đâm kim vào đâu trên cơ thể vì bị người bác che khuất, chỉ nhìn thây cấy mấy huyệt ở chân thôi. Lúc sang e có nói là thấy cấy chỉ chảy máu ghê quá, mẹ bé còn nói "chảy một tí là hết chư mấy", châm cứu còn đau đớn hơn nhiều nữa. Em nghe vậy cũng không biết nói thêm gi nữa.
khanhca
 
Bài viết: 191
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 8 10, 2010 11:03 pm

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi khanhca » T.Tư Tháng 8 22, 2012 12:04 am

Anh Phi ạ, em nghe chị TA bảo anh có bài massage đầu đấy, anh post cho em với. Nếu có bài massage hàm nữa thì anh cho em xin luôn nghe anh. Cảm ơn anh trước nhé.
khanhca
 
Bài viết: 191
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 8 10, 2010 11:03 pm

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 8 22, 2012 12:37 am

Chị sẽ nói thế này nè Khanh : ĐẢ ĐẢO CẤY CHỈ, ĐẢ ĐẢO BẠO HÀNH TRẺ ! Chị tìm diễn đàn comment trong web caychi.com.vn mà không có, chắc họ sợ bị thiên hạ ném đá nên đâu dám mở diễn đàn đó.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 8 22, 2012 12:47 am

Mời tất cả PH hãy xem bài báo này :


Cấy chỉ chữa tự kỷ: chưa có bằng chứng khoa học

SGTT.VN - Chuyên trang Khoẻ & Vui có nhận được thắc mắc của một số phụ huynh đang sinh hoạt trong câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội, hỏi về hiệu quả của một phương pháp mới chữa tự kỷ đang được quảng cáo ồn ào: cấy chỉ (catgut embedding therapy), một trong những hình thức tác động vào huyệt đạo như thuỷ châm, từ châm, laser châm... bằng cách chôn vùi catgut (một loại chỉ dùng trong phẫu thuật, có khả năng tự tiêu sau một thời gian nhất định) vào huyệt đạo nào đó nhằm kích thích huyệt đạo, tạo cân bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ… nhờ đó mà hết bệnh.

Liệu có chứng cớ khoa học nào về phương pháp điều trị này không? Chúng tôi giới thiệu ý kiến của BS Phạm Ngọc Thanh, nguyên trưởng đơn vị tâm lý và hiện là cố vấn khoa tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, người đã có nhiều kinh nghiệm điều trị tự kỷ cho trẻ và có nghiên cứu chuyên sâu về hội chứng này:

Không phải chỉ bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị thắc mắc, mà cá nhân tôi trong quá trình thăm khám tự kỷ cho trẻ gần đây cũng thường xuyên nhận được câu hỏi của một số phụ huynh có con em tự kỷ về phương pháp mới điều trị chứng tự kỷ và tự kỷ ám thị bằng cấy chỉ y khoa.

Tự kỷ khác với tự kỷ ám thị


Mọi phương pháp tác động vào huyệt đạo đều phải được thực hiện đúng thủ thuật. Ảnh: N.T
Hiện có sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh được biểu hiện bởi những khiếm khuyết về quan hệ xã hội (như kém tiếp xúc mắt, thích chơi một mình, không biết chia sẻ với người khác…), khiếm khuyết về giao tiếp (chậm nói, không có khả năng đối thoại, có ngôn ngữ riêng, không biết chơi tưởng tượng…) và có một số hành vi rập khuôn (như thích quay bánh xe, đi nhón chân, khó thích ứng khi thói quen được thay đổi…). Chứng tự kỷ đã được BS Kanner mô tả lần đầu vào năm 1943.

Trong khi đó, ám thị là một kỹ thuật tâm lý được dùng để diễn tả sự biến đổi trong hành vi của chúng ta, gây nên bởi một thông báo gửi đến tâm trí (ví dụ như “tôi không mắc bệnh”). Mức độ của biến đổi đó phụ thuộc vào sự khêu gợi trực tiếp của thông báo đối với các cảm giác của chúng ta. Ám thị có thể được định nghĩa là bất cứ một kinh nghiệm nào khơi dậy cảm giác hay cảm xúc của chúng ta. Ám thị có thể là một từ ngữ, một câu văn được viết hay đọc lên. Nó có thể là một vật thể chúng ta trông thấy hay một biến cố chúng ta gặp phải. Tự kỷ ám thị là một ám thị chúng ta tự gây ra cho mình. Kỹ thuật này đã được Emile Coué áp dụng như một giả dược (placebo) để điều trị bệnh nhân vào đầu thế kỷ 20.

Chưa có bằng chứng khoa học

Theo một số tài liệu, cấy chỉ còn được gọi là chôn chỉ, vùi chỉ... là đưa chỉ tự tiêu vào huyệt vi của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài tạo nên tác dụng điều trị như châm cứu liên tục. Như vậy cấy chỉ catgut vào huyệt vi là một phương pháp châm cứu đặc biêt được dùng cho các bệnh mãn tính và các bệnh khó châm cứu… Một số bệnh viện y học dân tộc phía Bắc có sử dụng phương pháp này để điều trị một số chứng bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả chưa được đánh giá đầy đủ. Chưa có chứng cớ khoa học nào về hiệu quả của châm cứu và cấy chỉ trên bệnh nhân có chứng tự kỷ.

Cần nhấn mạnh rằng, các nhà khoa học chưa chứng minh nguyên nhân chính xác gây chứng tự kỷ nên hiện nay vẫn chưa có thuốc để chữa lành chứng này. Chứng cớ khoa học cho thấy nếu dấu hiệu tự kỷ được phát hiện sớm từ 18 tháng tuổi và trẻ được can thiệp sớm bằng phương pháp tâm lý giáo dục thì trẻ có thể phát triển khá hơn, nhưng vẫn mang chứng tự kỷ suốt đời.

BS PHẠM NGỌC THANH

Bị nhiễm trùng do cấy chỉ trị hen suyễn

Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM từng tiếp nhận điều trị một nữ bệnh nhân 37 tuổi, ngụ ở Kiên Giang, bị nhiễm trùng do cấy chỉ chữa hen suyễn. Bệnh nhân cho biết, đã đến phòng mạch tư của một bác sĩ đông y cấy loại chỉ tự tiêu dùng trong phẫu thuật lên các huyệt nhằm trị suyễn. Hơn mười ngày sau, các vết cấy sưng lên, có mủ và gây đau nhức. Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định nhiều vết cấy chỉ cấy vào huyệt đạo đã bị sưng viêm do nhiễm trùng. Bệnh nhân được tháo chỉ, cho uống thuốc chống nhiễm trùng rồi xuất viện.

BS.CK2 Lê Hoàng Sơn, giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM; phó trưởng khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM cho biết cấy chỉ trị hen suyễn là một phương pháp điều trị đã được ngành y học cổ truyền áp dụng từ thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, ngày nay phương pháp này ít được sử dụng mà thay bằng cách dùng thuốc. Về nguyên nhân nhiễm trùng vết cấy ở bệnh nhân trên, theo BS Sơn, không phải do phương pháp mà vì kỹ thuật và các dụng cụ thực hiện chưa được vô trùng. Ngoài ra cũng có thể do người bệnh không chăm sóc vết cấy đúng theo hướng dẫn.

“Tai biến trong cấy chỉ trị suyễn theo các bác sĩ y học cổ truyền thường rất ít xảy ra, song cần phải thực hiện đúng thủ thuật. Đặc biệt nên tránh đâm kim quá sâu các huyệt ở thành ngực”, BS Sơn lưu ý.

DUY NHÂN

Link : http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/158847/Cay-c ... a-hoc.html
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 8 22, 2012 1:00 am

Đúng rồi, BS khoa nhi mà BC chọn khám cho bé BA cũng nói là uống 7 ngày , và đó là PH cho uống đúng theo chỉ dẫn, chưa kể có những PH uống chừng 3, 4 ngày thấy con bớt bịnh là thôi không uống nữa ..


Mấy năm trước tôi có đưa 1 bé tới bệnh viện Việt Pháp, cô bác sĩ khám hỏi bé là "con đau sơ sơ, hay đau nhiều, hay đau quặn". :o
Tôi bảo cô ta rằng:

- Thưa chị, 1 đứa con nít bằng này tuổi, làm sao nó hiểu được các tính từ chị chuyển tải . Sao chị không làm 10 cái mặt từ "cười" cho tới "mếu" và "khóc", rồi hỏi "chỉ xem con ở khúc nào "?

Chị Châu biết cô ta nói câu gì làm tôi shock nhất không? Chị ta nói : Ủa, anh là nhà khoa học hả ?
Sửa lần cuối bởi phi vào ngày T.Tư Tháng 8 22, 2012 1:51 am với 2 lần sửa.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 8 22, 2012 1:09 am

khi cấy chỉ một người là nhân viên cuả Trung tâm ôm đầu ghì, bác của bé thì trèo lên mình ngồi trên mông, 2 cái đầu gồi của bác thì kẹp 2 tay bé, 2 tay bác thì giữ vai bé, còn mẹ của bé thì giữ 2 chân bé ấy chứ.


2 điều đáng lo ngại (ở tầm vĩ mô) cho trẻ TK tại VN là:

1) Các pp chữa trị chưa được khoa học chứng minh, đang được sử dụng, cung cấp từ các đơn vị tư nhân mà không có cơ quan giám sát, và PH thì không đủ thông tin để đánh giá đúng sai.

2) Can thiệp tâm lý của Pháp, mà theo ý riêng của tôi thì rất vớ vẩn lĩnh vực can thiệp cho trẻ TK, đang đi vào VN một cách mạnh mẽ. Chúng ta đừng đi vào con đường của nước Pháp nhé.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 8 22, 2012 1:13 am

ám thị là một kỹ thuật tâm lý


Ám thị là một hiện tượng tâm lý, không phải một kỹ thuật.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 8 22, 2012 1:19 am

Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Làm thế nào để hạn chế tật nghiến răng và đánh đầu cho bé

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 8 22, 2012 1:31 am

phtran1302 đã viết:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/455541/Nhiem-trung-do-%E2%80%9Ccay-chi%E2%80%9D-dieu-tri-suyen.html


Cảm ơn Phương. MÌnh có quen 1 tên bác sĩ, hắn ta nói rằng có mua 1 gói thuốc đông y về đem ra phân chất . Và hắn ta kết luận rằng gói thuốc đúng là có các chất có tác dụng chữa các bệnh như ông bác sĩ đông y nói, nhưng nó cũng có các độc tố khác sẽ làm hư gan. Hắn ta bảo "em không biết là ông bác sĩ đông y này có biết hay không, nhưng em mua thì ông ta chẳng nói gì cả."

Một người khác ở ngay San Jose (ông này nổi tiếng lắm) bị ung thư, khi tuyêt vọng thì mua sừng tê giác uống . Khi uống thì sau 3 tháng ông ta vẫn cầm cự được mặc dù bác sĩ nghĩ ông chỉ còn 1 tháng . Lúc đó thì tiếng đồn "sừng tê giác chữa ung thư" lan xa, và ông là nhân chứng sống . Nhưng cái placebo effect, cái tự kỷ ám thị đó nó chỉ giúp được tạm thời . Qua tháng thứ 4 thì hệ miễn nhiễm, được củng cố bởi niềm tin mãnh liệt vào sừng tê giác, đã không chống nổi ung thư. Ông mất đi, để lại thêm 1 bàn cãi về sừng tê giác .

Tình cờ là vài tháng sau đó, giới Y khoa Mỹ đem sừng tê giác về phân chất và kết luận rằng "phần lớn chất liệu của sừng tê giác có cùng chất liệu như ... móng tay con người". Các chất còn lại thì chỉ là tạp chất, chả làm gì được cả .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách.

cron